Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tiếng nói “tự thú”, “tự trào” trong một số hồi kí Việt Nam từ sau 1975 đến nay
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tự thú, tự trào là xu hướng phổ biến bộc lộ tiếng nói của cái tôi trưởng thành trong hồi kí Việt Nam từ sau 1975. Ý thức tự phán, tự giễu thể hiện cái nhìn nghiêm khắc của nhà văn đối với bản thân về nhiều phương diện: bản lĩnh nghề nghiệp, nhân cách, lối hành xử .Việc nhìn lại mình với tinh thần phê phán quyết liệt vừa thỏa mãn nhu cầu ăn năn, sám hối, giải tỏa ẩn ức, vừa thể hiện sự ý thức cao về giá trị bản thân, cho thấy tầm văn hóa, bản lĩnh của nhà văn. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci. 2013 Vol. 58 No. 6 pp. 18-23 TIẾNG NÓI TỰ THÚ TỰ TRÀO TRONG MỘT SỐ HỒI KÍ VIỆT NAM TỪ SAU 1975 ĐẾN NAY Ngô Thị Ngọc Diệp Phòng Đào tạo Trường Cao đẳng sư phạm Gia Lai Tóm tắt. Tự thú tự trào là xu hướng phổ biến bộc lộ tiếng nói của cái tôi trưởng thành trong hồi kí Việt Nam từ sau 1975. Ý thức tự phán tự giễu thể hiện cái nhìn nghiêm khắc của nhà văn đối với bản thân về nhiều phương diện bản lĩnh nghề nghiệp nhân cách lối hành xử. . . Việc nhìn lại mình với tinh thần phê phán quyết liệt vừa thỏa mãn nhu cầu ăn năn sám hối giải tỏa ẩn ức vừa thể hiện sự ý thức cao về giá trị bản thân cho thấy tầm văn hóa bản lĩnh của nhà văn. Từ khóa Hồi kí Việt Nam tự thú tự trào tinh thần phê phán. 1. Mở đầu Hồi kí là thể loại được tổ chức theo trục thời gian của cái tôi tác giả. Với lực lượng sáng tác hầu hết là những nhà văn lão thành gạo cội của văn học Việt Nam hồi kí từ sau 1975 bộc lộ tiếng nói của một cái tôi trưởng thành qua việc trình bày những nhận thức chiêm nghiệm sâu sắc về lịch sử xã hội và chính mình. Phơi trải tất cả về bản thân là một cách nhìn lại mình thỏa mãn nhu cầu tự thú giải tỏa những mặc cảm ẩn ức tinh thần của tác giả. Trong thời đại ý thức cá nhân bùng phát mạnh mẽ cùng tinh thần dân chủ và nhu cầu nói sự thật tiếng nói tự thú tự trào ngày càng phổ biến trong hồi kí. Đặc biệt với những người đã đi qua mọi thăng trầm vinh nhục của cuộc đời nhu cầu này càng ráo riết. Họ luôn trăn trở suy tư về bản thân tự vấn lương tâm muốn nói hết những mặt trái của tính cách những hành động tội lỗi khuất lấp. . . Đây không phải là việc làm dễ dàng. Một yêu cầu đặt ra là người viết hồi kí phải trung thực khách quan phải có bản lĩnh dám là mình. . . 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Tiếng nói tự thú tự trào trong hồi kí cất lên từ cái nhìn nghiêm khắc của nhà văn đối với bản thân về nhiều phương diện bản lĩnh nghề nghiệp nhân cách lối hành xử. . . Họ nhận ra nhiều điều về mình mà người khác không thể thấy được. Nhiều người tỉnh táo suy .