Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Giáo trình Bài giảng Nguyên lý kế toán: Phần 2
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
(NB) Nối tiếp phần 1, phần 2 của "Giáo trình Bài giảng Nguyên lý kế toán" trình bày tính giá các đối tượng kế toán; chứng từ kế toán và kiểm kê tài sản; kế toán các quá trình kinh doanh chủ yếu trong doanh nghiệp; sổ kế toán và hình thức kế toán. | Chương 4 Tính giá các đối tượng kế toán CHƯƠNG 4 TÍNH GIÁ CÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN MỤC TIÊU Sau khi nghiên cứu chương 4 người học hiểu được - Sự cần thiết phải tính giá các đối tượng kế toán. - Những nhân tố ảnh hưởng đến việc tính giá. - Các loại giá sử dụng trong kế toán. - Nguyên tắc căn bản và các yêu cầu trong tính giá. - Nguyên tắc và kỹ thuật tính giá một số đối tượng kế toán. 4.1. Khái niệm yêu cầu và sự cần thiết phải tính giá 4.1.1. Khái niệm và yêu cầu a Khái niệm Tính giá là phương pháp kế toán sử dụng thước đo giá trị để biểu hiện các đối tượng kế toán phù hợp với các nguyên tắc kế toán cũng như các quy định cụ thể do nhà nước ban hành. b Yêu cầu Tính giá cần đảm bảo các yêu cầu sau - Chính xác Toàn bộ chi phí hình thành nên tài sản của đơn vị phải được ghi chép tính toán chính xác theo từng loại. - Thống nhất Việc áp dụng phương pháp tính toán xác định giá trị tài sản cùng loại giữa các đơn vị khác nhau phải như nhau. - Nhất quán Phương pháp tính toán xác định giá tài sản giữa các kỳ kế toán phải ổn định. 4.1.2. Sự cần thiết phải tính giá Do hình thái vật chất biểu hiện đa dạng nên muốn tổng hợp tình hình tài sản tình hình chi phí sản xuất kinh doanh cũng như xác định kết quả hoat động cần thiết phải biểu hiện tất cả các đối tượng khác nhau về hình thái giá trị thông qua thước đo tiền tệ - thước đo mà thông qua đó kế toán thực hiện được chức năng cơ bản là cung cấp thông tin về tài sản nguồn vốn tình hình và kết quả hoạt động cho các đối tượng sử dụng thông tin khác nhau. Để biểu hiện hình thái giá trị của các đối tượng kế toán khác nhau kế toán phải sử dụng phương pháp tính giá. Việc tính giá phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của nhà nước ban hành và nhất thiết phải đảm bảo yêu cầu chân thực. 4.2. Nguyên tắc tính giá 4.2.1. Nguyên tắc - Xác định đối tượng tính giá phù hợp. - Phân loại chi phí hợp lý. Chương 4 Tính giá các đối tượng kế toán - Lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí thích hợp. 4.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tính giá - Ảnh hưởng của mức .