Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Xây dựng tư liệu trực quan để giải quyết một số hạn chế trong dạy học tập đọc lớp 2
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Đề tài nhằm tạo ra nguồn tư liệu gồm: hình ảnh, sơ đồ tư duy, trò chơi học tập và kĩ thuật giúp học sinh đưa ra câu trả lời phù hợp, nhằm hỗ trợ giáo viên giải quyết được ba hạn chế lớn như đã nêu trên trong quá trình dạy Tập đọc ở trên lớp hiện nay. | Xây dựng tư liệu trực quan để giải quyết một số hạn chế trong dạy học tập đọc lớp 2 Năm học 2011 - 2012 XÂY DỰNG TƯ LIỆU TRỰC QUAN ĐỂ GIẢI QUYẾT MỘT SỐ HẠN CHẾ TRONG DẠY HỌC TẬP ĐỌC LỚP 2 Nguyễn Ngọc Bích Trâm Lê Thị Thảo Tạ Thị Lương Trần Bá Quyền SV năm 4 Khoa Giáo dục Tiểu học GVHD Hoàng Thị Tuyết 1. Phần giới thiệu 1.1. Tính cần thiết của đề tài Các hạn chế của việc dạy Tập đọc được trình bày dưới đây chính là những nhân tố tạo nên tính cấp thiết của vấn đề mà đề tài chúng tôi muốn góp phần giài quyết. 1.1.1. Thiếu đồ dùng trực quan để tổ chức hoạt động học Tập đọc đáp ứng nhận thức trực quan cụ thể của học sinh lứa tuổi tiểu học Trẻ từ 6 - 11 tuổi có hệ thần kinh cấp cao đang hoàn thiện về mặt chức năng do vậy tư duy của các em chuyển dần từ trực quan hành động sang tư duy trừu tượng. Sau một năm rèn luyện ở lớp 1 các em đã bắt đầu tập trung chú ý và có ý thức học tập một cách tự giác. Thế nhưng đối với học sinh lớp 2 tri giác vẫn gắn với hành động trực quan và tư duy cũng mang đậm màu sắc xúc cảm chiếm ưu thế ở tư duy trực quan hành động. Ở giai đoạn này sự chú ý có chủ định của trẻ còn yếu khả năng kiểm soát điều khiển chú ý còn hạn chế. Trẻ chỉ quan tâm chú ý đến những môn học giờ học có đồ dùng trực quan sinh động hấp dẫn. Sự tập trung chú ý của trẻ còn yếu và thiếu tính bền vững sự ghi nhớ máy móc phát triển tương đối tốt và chiếm ưu thế hơn so với ghi nhớ có ý nghĩa. Chính vì những đặc điểm tâm sinh lí của trẻ tiểu học nói trên việc gây chú ý và hứng thú học tập cho học sinh bằng các phương tiện trực quan là điều vô cùng cần thiết. Trên thực tế giảng dạy nhiều trường tiểu học trên cả nước vẫn rất thiếu thốn các tư liệu và phương tiện dạy học nhằm giúp nâng cao chất lượng dạy học theo chương trình đổi mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo GD amp ĐT . Trên tạp chí Dạy và học ngày nay của hội Khuyến học Việt Nam số 2 2007 có bài viết của ông Phạm Quang Huân về Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông hiện nay trong đó ông