Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm phổi liên quan thở máy tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Viêm phổi liên quan thở máy (VPLQTM) là nhiễm khuẩn bệnh viện hay gặp tại các đơn vị hồi sức. VPLQTM làm kéo dài thời gian điều trị, tăng chi phí điều trị và tăng tỉ lệ tử vong. Tác nhân gây viêm phổi liên quan thở máy rất đa dạng, thay đổi không ngừng với đặc tính kháng thuốc ngày càng gia tăng. | Đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm phổi liên quan thở máy tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 9 số 4 - tháng 7 2019 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI LIÊN QUAN THỞ MÁY TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ Phan Thắng1 Lê Phú Trà My1 Bùi Văn Rin2 Nguyễn Thị Ý Nhi1 Bùi Mạnh Hùng2 Trần Xuân Thịnh1 Nguyễn Văn Minh1 1 Trường Đại học Y Dược Đại học Huế 2 Bệnh viện Trung ương Huế Tóm tắt Viêm phổi liên quan thở máy VPLQTM là nhiễm khuẩn bệnh viện hay gặp tại các đơn vị hồi sức. VPLQTM làm kéo dài thời gian điều trị tăng chi phí điều trị và tăng tỉ lệ tử vong. Tác nhân gây viêm phổi liên quan thở máy rất đa dạng thay đổi không ngừng với đặc tính kháng thuốc ngày càng gia tăng. Nhằm nâng cao hiệu quả điều trị việc nắm vững dịch tễ học đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng của VPLQTM để đưa ra biện pháp dự phòng và điều trị đích là vấn đề cần phải quan tâm. Mục tiêu Mô tả đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng của VPLQTM và nhận xét kết quả điều trị VPLQTM. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang 30 bệnh nhân được chẩn đoán VPLQTM từ 01 04 2017 đến 01 04 2018 tại Khoa Gây mê - Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế. Kết quả Độ tuổi trung bình của các bệnh nhân là 72 3 14 3. VPLQTM sớm chiếm 30 VPLQTM muộn chiếm 70 . Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất của VPLQTM là tăng tiết đàm đục và sốt. Tác nhân gây bệnh hay gặp nhất là A. baumannii S. aureus P. aeruginosa và Enterobacter spp với tỉ lệ đề kháng thuốc kháng sinh cao. Thời gian thở máy trung bình là 16 8 9 3 ngày. Thời gian điều trị trung bình là 23 7 11 7 ngày. Tỷ lệ tử vong do VPLQTM là 46 6 . Kết luận VPLQTM làm kéo dài thời gian điều trị và tăng tỉ lệ tử vong. Cần thiết có các biện pháp dự phòng VPLQTM và điều trị sớm theo dịch tễ của từng vùng. Từ khoá viêm phổi thở máy viêm phổi liên quan thở máy Abstract CLINICAL LABORATORY CHARACTERISTICS AND TREATMENT RESULTS OF VENTILATOR-ASSOCIATED .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN