Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nguồn gốc bào thai bệnh người lớn
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
“Nguồn gốc bào thai bệnh người lớn thường gọi là “Giả thuyết Barker” sau một loạt nghiên cứu của David Barker và cs. ở Southampton trong hai thập kỷ cuối thế kỷ trước, về những ảnh hưởng bất lợi ở giai đoạn phát triển sớm trong tử cung, dẫn tới hậu quả thay đổi cấu trúc, sinh lý, chuyển hóa lâu dài, gây nguy cơ nhiều bệnh người lớn. | Nguồn gốc bào thai bệnh người lớn phần tổng quan NGUỒN GỐC BÀO THAI BỆNH NGƯỜI LỚN Nguyễn Công Khanh Hội Nhi khoa Việt Nam Tóm tắt Nguồn gốc bào thai bệnh người lớn thường gọi là Giả thuyết Barker sau một loạt nghiên cứu của David Barker và cs. ở Southampton trong hai thập kỷ cuối thế kỷ trước về những ảnh hưởng bất lợi ở giai đoạn phát triển sớm trong tử cung dẫn tới hậu quả thay đổi cấu trúc sinh lý chuyển hóa lâu dài gây nguy cơ nhiều bệnh người lớn. Nhiều nghiên cứu tiếp theo cho nhiều bằng chứng vể giả thuyết kích thước lúc sinh là nguy cơ liên quan tới sự phát sinh bệnh tật sau này. Đặc biệt là có sự liên quan giữa cân nặng khi sinh thấp với nguy cơ bệnh mạch vành tim cao huyết áp đái tháo đường và đột quỵ ở người lớn. Cơ chế được chấp nhận rộng rãi nhất vể sự liên quan này là dinh dưỡng thai liên kết di truyền với ngoại di truyền lập trình bào thai và phơi nhiễm thai với dư thừa glucocorticoid. Đó là sự đáp ứng thích nghi sinh lý của thai với những thay đổi môi trường để chuẩn bị thích ứng với cuộc sống sau sinh. Giả thuyết về Nguồn gốc bào thai bệnh người lớn rất đáng quan tâm. Có thể dự phòng nhiều bệnh mạn tính phát sinh ở người lớn này bằng cách nâng cao sức khỏe người mẹ và chăm lo phát triển thai. Từ khóa Nguồn gốc phát sinh bệnh người lớn Bệnh mạn tính Bệnh tim. Cao huyết áp Đái tháo đường Lập trình. Abstract FETAL ORIGIN OF ADULT DISEASE Fetal origins of adult disease often called the Barker hypothesis after a large proportion data of Barker and colleagues in Southampton over the last decade that adverse influences early in development and particularly during intrauterine life can result in permanent changes in structure physiology metabolism which result in increased disease risk in adulthood. Many further studies have provides evidence for the hypothesis that size at birth is related to the risk of developing disease in later life. In particular links are well established between reduced birthweight and increased risk of coronary hear disease .