Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt bằng hệ thống lọc sinh học nhỏ giọt

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu xử lý nước thải sinh hoạt bằng hệ thống lọc sinh học nhỏ giọt (có lớp đệm không ngập nước), sử dụng hai loại vật liệu lọc là tấm nhựa lượn sóng và viên đất nung (bằng hỗn hợp vỏ trấu và đất sét). Sau khi khởi động, mô hình được cho thích nghi với môi trường nước thải sinh hoạt. Khả năng xử lý của bể lọc sinh học được thể hiện qua hai thông số là BOD5 và tổng chất rắn lơ lửng (TSS). Khi sử dụng tấm nhựa lượn sóng và viên đất nung và pH nằm trong khoảng từ 6,81 ± 0,41 đến 7,46 ± 0,56, hiệu suất xử lý BOD5 trung bình lần lượt đạt 80,70 ± 0,88% và 80,82 ± 0,98%; hiệu suất xử lý TSS trung bình lần lượt đạt 68,67 ± 0,83% và 70,08 ± 0,96%. Trong đó, hiệu suất xử lý BOD5 và TSS của viên đất nung có tính ổn định hơn so với tấm nhựa lượn sóng với thông số BOD5 và TSS đầu ra đạt quy chuẩn xả thải cột B, QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. | Hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt bằng hệ thống lọc sinh học nhỏ giọt Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Kỹ thuật và Công nghệ; ISSN 2588–1175 Tập 127, Số 2A, 2018, Tr. 43–53; DOI: 10.26459/hueuni-jtt.v127i2A.4747 HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT BẰNG HỆ THỐNG LỌC SINH HỌC NHỎ GIỌT Nguyễn Thị Hoài Giang*, Trần Thị Cúc Phương, Trần Văn Phước Khoa Công nghệ Kỹ thuật Môi trường, Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị, Đường Điện Biên Phủ, Đông Hà, Quảng Trị, Việt Nam Tóm tắt. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu xử lý nước thải sinh hoạt bằng hệ thống lọc sinh học nhỏ giọt (có lớp đệm không ngập nước), sử dụng hai loại vật liệu lọc là tấm nhựa lượn sóng và viên đất nung (bằng hỗn hợp vỏ trấu và đất sét). Sau khi khởi động, mô hình được cho thích nghi với môi trường nước thải sinh hoạt. Khả năng xử lý của bể lọc sinh học được thể hiện qua hai thông số là BOD5 và tổng chất rắn lơ lửng (TSS). Khi sử dụng tấm nhựa lượn sóng và viên đất nung và pH nằm trong khoảng từ 6,81 ± 0,41 đến 7,46 ± 0,56, hiệu suất xử lý BOD5 trung bình lần lượt đạt 80,70 ± 0,88% và 80,82 ± 0,98%; hiệu suất xử lý TSS trung bình lần lượt đạt 68,67 ± 0,83% và 70,08 ± 0,96%. Trong đó, hiệu suất xử lý BOD5 và TSS của viên đất nung có tính ổn định hơn so với tấm nhựa lượn sóng với thông số BOD5 và TSS đầu ra đạt quy chuẩn xả thải cột B, QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. Từ khoá: lọc sinh học, nước thải sinh hoạt, xử lý 1 Mở đầu Nước thải sinh hoạt không được xử lý hoặc xử lý không triệt để là nguyên nhân hàng đầu gây ô nhiễm môi trường. Đây là thực trạng đã và đang diễn ra trong công tác bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ nguồn nước nói riêng của các địa phương và đô thị ở Việt Nam. Theo thống kê, chỉ khoảng 10% (700.000 m3/ngày) nước thải đô thị (NTĐT) ở Việt Nam được xử lý trong các nhà máy tập trung [1]. Đối mặt với tình trạng đó, nhiều công nghệ xử lý nước thải hiếu khí và kị khí đã .