tailieunhanh - Hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của hệ thống đất ngập nước nhân tạo tích hợp

Nghiên cứu này nhằm làm rõ hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt bằng mô hình 3 giai đoạn với các thực vật khác nhau, qua đó tìm ra thông số vận hành phù hợp trong điều kiện không tuần hoàn nước thải. . | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 1 (2016) 10-17 Hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của hệ thống đất ngập nước nhân tạo tích hợp Nguyễn Xuân Cường1, Nguyễn Thị Loan2 1 Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị, Đại học Huế, 133 Lý Thường Kiệt, Đông Hà, Quảng Trị 2 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, 334 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 21 tháng 12 năm 2015 Chỉnh sửa ngày 28 tháng 12 năm 2015; Chấp nhận đăng ngày 14 tháng 01 năm 2016 Tóm tắt: Mô hình đất ngập nước nhân tạo (CW) đã được nghiên cứu và áp dụng hiệu quả trong xử lý nước thải sinh hoạt. Tuy nhiên, để loại bỏ hiệu quả chất dinh dưỡng và tăng hiệu suất xử lý, cần sử dụng mô hình CW tích hợp. Mô hình thí nghiệm CW gồm: dòng chảy ngang (HF) – dòng chảy đứng (VF) - dòng chảy tự do bề mặt (FWS) với cây chuối hoa (Canna hybrids), môn nước (Colocasia esculenta), môn đốm (Caladium bicolor), phát lộc (Dracaena sanderiana) và hoa súng (Nymphaea). Nước thải vận hành được lấy tại cống thải sinh hoạt khu phố 1, phường 1, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. Mô hình vận hành với 2 tải lượng thủy lực (HLR) là 5 cm/ng và 10 cm/ng. Hiệu quả xử lý (E) BOD5 (nhu cầu oxy sinh hóa) trung bình 83,7%, TSS (tổng chất rắn lơ lửng) 75,5%, NH4-N (amoni) 87%, PO4-P (photphat) 15,6% và TCol (tổng Coliforms) 98,9%. Khi tải lượng tăng từ 5 cm/ng đến 10 cm/ng, E BOD5 giảm từ 84,8% xuống 82,6%, TSS từ 83,8% xuống 67,1%, NH4-N tăng từ 85,6% lên 88,2%. Giá trị thông số ô nhiễm đầu ra ở cả hai mức tải lượng thủy lực đều thấp hơn giá trị Cmax trong QCVN 14:2008/BTNMT. Từ khóa: đất ngập nước nhân tạo, wetland, xử lý nước thải, nước thải sinh hoạt. 1. Giới thiệu∗ Công nghệ CW có ưu điểm là chi phí đầu tư và vận hành thấp [2-4], tiêu thụ ít điện năng (<0,1 ) so với bùn hoạt tính (0,76 ), SBR(1,13 ) và hồ tùy nghi (1,16 ) [5] và kỹ thuận vận hành đơn giản. Theo Liu và nnk (2009), chi phí đầu tư hệ thống CW chỉ bằng 1/2 đến 1/3 so với nhà máy xử lý nước thải truyền thống

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.