Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Phân tích dư lượng imidacloprid và azoxystrobin bằng phương pháp sắc ký lỏng: trường hợp nghiên cứu trên cây đinh lăng (Polyscias fruticosa (L.) Harms)

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài viết nghiên cứu quy trình định lượng bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) đầu dò UV được thực hiện trên lá Đinh Lăng. Kết quả đạt các yêu cầu về tính phù hợp hệ thống, tính tuyến tính, độ đặc hiệu, độ đúng, giới hạn định lượng và giới hạn phát hiện. Kết quả phân tích cũng cho thấy không còn tồn dư thuốc thử nghiệm trên lá Đinh lăng sau bảy ngày phun thuốc. | Phân tích dư lượng imidacloprid và azoxystrobin bằng phương pháp sắc ký lỏng: trường hợp nghiên cứu trên cây đinh lăng (Polyscias fruticosa (L.) Harms) Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 03 - 2018 PHÂN TÍCH DƯ LƯỢNG IMIDACLOPRID VÀ AZOXYSTROBIN BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ LỎNG: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TRÊN CÂY ĐINH LĂNG (Polyscias fruticosa (L.) Harms) Nguyễn Phước Định, Lê Hữu Bảo Trân, Võ Thị Tuyết Trâm, Đỗ Văn Mãi Khoa Dược – Điều Dưỡng, Trường Đại học Tây Đô (Email: dinhanan2007@yahoo.com) Ngày nhận: 28/3/2018 Ngày phản biện: 29/4/2018 Ngày duyệt đăng: 10/5/2018 TÓM TẮT Đồng Bằng Sông Cửu Long có nhiều tiềm năng về sản xuất cây trồng và dược liệu. Nhiều lọai thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng. Hai lọai thuốc Imidacloprid và Azoxystrobin là thuốc bảo vệ thực vật thế hệ mới, thời gian bán hủy ngắn, có phổ tác dụng rộng, kiểm soát được nhiều đối tượng bệnh hại trên cây trồng, kể cả trên cây thảo dược. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu về lưu tồn hai nhóm thuốc này trong dược liệu, nếu nông dân có sử dụng thuốc. Vì thế, nếu có được quy trình định lượng nhanh sẽ góp phần kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên nguyên liệu, xác định thời điểm thu hoạch để được nguồn dược liệu sạch, đáp ứng nhu cầu sản phẩm sạch trong sản xuất thực phẩm chức năng hay dược phẩm. Nghiên cứu quy trình định lượng bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) đầu dò UV được thực hiện trên lá Đinh Lăng. Kết quả đạt các yêu cầu về tính phù hợp hệ thống, tính tuyến tính, độ đặc hiệu, độ đúng, giới hạn định lượng và giới hạn phát hiện. Kết quả phân tích cũng cho thấy không còn tồn dư thuốc thử nghiêm trên lá Đinh lăng sau bảy ngày phun thuốc. Từ khóa: Dư lượng thuốc, imidacloprid, azoxystrobin, quy trình phân tích, cây Đinh Lăng Trích dẫn: Nguyễn Phước Định, Lê Hữu Bảo Trân, Võ Thị Tuyết Trâm và Đỗ Văn Mãi, 2018. Phân tích dư lượng imidacloprid và azoxystrobin bằng phương pháp sắc ký lỏng: Trường hợp