Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Thực trạng công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết này trình bày kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động NCKH của giảng viên Trường Đại học Sư phạm (ĐHSP), Đại học Huế, từ đó, đề xuất những biện pháp quản lý phù hợp và khả thi nhằm nâng cao chất lượng hoạt động NCKH của giảng viên. | Thực trạng công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ NGUYỄN VIỆT DŨNG1,*, TRẦN THỊ TÚ ANH 2,** 1 Phòng Khoa học Công nghệ và Hợp tác Quốc tế, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế 2 Khoa Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế * Email: nguyenvietdung@dhsphue.edu.vn ** Email: tuanh.tran@yahoo.com Tóm tắt: Nghiên cứu khoa học (NCKH) là một trong hai nhiệm vụ chính của người giảng viên, bên cạnh hoạt động giảng dạy. Nó tạo điều kiện cho giảng viên đóng góp vào sự phát triển chung của chuyên ngành khoa học, giải quyết những vấn đề của xã hội, giúp họ nâng cao năng lực của bản thân và chất lượng đào tạo đại học. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động NCKH của giảng viên Trường Đại học Sư phạm (ĐHSP), Đại học Huế, từ đó, đề xuất những biện pháp quản lý phù hợp và khả thi nhằm nâng cao chất lượng hoạt động NCKH của giảng viên. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi được sử dụng với 155 cán bộ quản lý (CBQL) và giảng viên Trường ĐHSP, Đại học Huế. Kết quả nghiên cứu cho thấy Trường đã quan tâm đến công tác lập kế hoạch; tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch; kiểm tra, đánh giá hoạt động NCKH của giảng viên; cũng như cố gắng đảm bảo các điều kiện cần thiết cho hoạt động. Tuy nhiên, Trường cũng cần thực hiện những biện pháp quản lý nhằm khắc phục hạn chế còn tồn đọng, từ đó, nâng cao chất lượng hoạt động NCKH của giảng viên. Từ khóa: Giảng viên, nghiên cứu khoa học, quản lý, biện pháp quản lý, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nghiên cứu khoa học là hoạt động tìm kiếm, khám phá bản chất của sự vật, hiện tượng, từ đó, sáng tạo ra tri thức mới, phương pháp, phương tiện kỹ thuật mới nhằm biến đổi, cải tạo thế giới, phục vụ mục tiêu phát triển của con người [4]. Hoạt động nghiên cứu khoa học .