Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Vấn đề bản địa hóa trong tín ngưỡng - tôn giáo của người Chăm ở miền Trung Việt Nam
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết điểm lại một số quan điểm về vấn đề bản địa hóa và các yếu tố bản địa trong tôn giáo của người Chăm ở Miền Trung Việt Nam. Tác giả tìm hiểu các đặc trưng trong tôn giáo của người Chăm từ thời kỳ Ấn hóa, bản địa hóa và cho đến ngày nay. | Vấn đề bản địa hóa trong tín ngưỡng - tôn giáo của người Chăm ở miền Trung Việt Nam 76 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 8 - 2017 ĐỔNG THÀNH DANH* VẤN ĐỀ BẢN ĐỊA HÓA TRONG TÍN NGƯỠNG - TÔN GIÁO CỦA NGƯỜI CHĂM Ở MIỀN TRUNG VIỆT NAM Tóm tắt: Bài viết điểm lại một số quan điểm về vấn đề bản địa hóa và các yếu tố bản địa trong tôn giáo của người Chăm ở Miền Trung Việt Nam. Tác giả tìm hiểu các đặc trưng trong tôn giáo của người Chăm từ thời kỳ Ấn hóa, bản địa hóa và cho đến ngày nay. Trong đó, tác giả muốn nhấn mạnh đến tính khu biệt giữa tôn giáo của tầng lớp quý tộc và của giới bình dân, phân biệt giữa sự bản địa hóa một tôn giáo và việc tiếp nhận một số yếu tố của một tôn giáo nhưng vẫn thực hành tôn giáo truyền thống. Nhưng quan trọng nhất, tác giả muốn chứng minh rằng tôn giáo bản địa của người Chăm đã giữ một vai trò chủ đạo từ sau thế kỷ 15 khi tôn giáo Ấn Độ đã không còn chỗ đứng, từ đây những yếu tố của tôn giáo Ấn Độ hoàn toàn bị cải biên và biến đổi theo tôn giáo truyền thống, tạo nên một thời kỳ bản địa hóa trong tiến trình phát triển về tôn giáo của người Chăm. Từ khóa: Người Chăm, tôn giáo, bản địa, bản địa hóa, Hindu, Islam. Dẫn nhập Theo tín ngưỡng và tôn giáo1, người Chăm ở Miền Trung Việt Nam, được phân chia thành 4 nhóm chính2: Chăm Jat3 tức là người Chăm vẫn duy trì tín ngưỡng bản địa và không ảnh hưởng một loại hình tôn giáo ngoại lai nào; Chăm Ahiér4 (thường được gọi là Chăm Bàlamôn), tức Chăm ảnh hưởng Hindu giáo; Chăm Awal5 (thường được gọi là Chăm Bàni) tức là người Chăm ảnh hưởng Islam giáo; Chăm Islam, tức người Chăm theo Islam giáo dòng Sunni. Như vậy, có thể thấy, theo dòng lịch sử, người Chăm không chi duy trì các yếu tố của tín ngưỡng bản địa, vốn tồn tại từ lâu đời, mà họ còn không * Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Chăm Ninh Thuận. Ngày nhận bài: 17/4/2017; Ngày biên tập 29/5/2017; Ngày duyệt đăng: 26/7/2017. Đổng Thành Danh. Vấn đề bản địa hóa trong tín ngưỡng 77 ngừng tiếp nhận .