Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Khi tôm nuôi phát ra ánh sáng xanh
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Hiện tượng tôm nuôi phát ra ánh sáng màu xanh trong đêm tối khiến nhiều nông dân khốn đốn. Đây là bệnh nhiễm vi khuẩn thuộc nhóm Vibrio, trong đó nguy hiểm nhất là Vibrio harveyi. Sự phát sáng của những vi khuẩn này là do có phản ứng hóa học với enzym Luciferase. | Khi tôm nuôi phát ra ánh sáng xanh Nguồn vietlinh.com.vn Hiện tượng tôm nuôi phát ra ánh sáng màu xanh trong đêm tối khiến nhiều nông dân khốn đốn. Đây là bệnh nhiễm vi khuẩn thuộc nhóm Vibrio trong đó nguy hiểm nhất là Vibrio harveyi. Sự phát sáng của những vi khuẩn này là do có phản ứng hóa học với enzym Luciferase. Để hạn chế thiệt hại cho người nuôi tôm Trung tâm khuyến ngư Kiên Giang hướng dẫn như sau Triệu chứng bệnh phát sáng Trong ao nuôi tôm bị bệnh thường bơi lội không định hướng một số con giạt vào bờ ao nuôi có hiện tượng tôm chết ở đáy ao với số lượng cao hay thấp tùy thuộc vào mức độ nhiễm. Tôm nhiễm bệnh có đặc điểm chung là vỏ và thân có màu bẩn cơ có màu đục gan teo khả năng bắt mồi giảm ruột rỗng phản xạ chậm chạp. Hiện tượng phát sáng dễ nhận biết khi quan sát tôm trong bóng tối. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố môi trường như nhiệt độ độ mặn pH sự tích tụ các chất hữu cơ ảnh hưởng đến sự lây lan và mức độ cảm nhiễm. Vi khuẩn Vibrio harveyi gây bệnh phát sáng trên tôm sú thuộc nhóm gram âm G- sống dưới nước phân chia tế bào rất nhanh ở độ mặn từ 0 đến 40 o và phát triển mạnh khi nhiệt độ tăng cao. Vi khuẩn cũng phát triển mạnh trong môi trường nước có hàm lượng chất hữu cơ cao và hàm lượng oxy thấp. Khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể tôm chúng gây viêm gan ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa làm tôm suy yếu và chết dần. Phòng bệnh Điều chỉnh độ mặn vi khuẩn Vibrio harveyi phát triển mạnh ở môi trường có độ mặn 20 - 30 o. nếu giảm mặn còn 5 - 7 0 thì mật độ vi khuẩn Vibrio harveyi sẽ giảm rõ rệt. Nhiệt độ nước nhiệt độ nước tăng cao là điều kiện tốt cho vi khuẩn phát triển. Để hạn chế khả năng tăng nhiệt. cần duy trì mức nước trong ao nuôi đạt độ sâu 1.2 - 1.5 m. đồng thời để giữ độ trong ở mức 30 - 40 cm nước có màu giống như mái nhà che nắng hạn chế được sự tăng nhiệt vào ban trưa . Giảm lượng chất hữu cơ trong nước phương pháp này dễ thực hiện và có hiệu quả cao. Các chất hữu cơ có trong môi trường nước là do xác các phiêu sinh thực vật chết .