tailieunhanh - Tác động của biến đổi khí hậu đến nuôi tôm nước lợ ven biển vùng Bắc Trung Bộ và đề xuất giải pháp ứng phó
Đánh giá được tác động của BĐKH đến nuôi tôm nước lợ ven biển vùng BTB và đề xuất được các giải pháp thích ứng tổng hợp, nhằm góp phần phát triển NTTS ven biển bền vững trong bối cảnh BĐKH. | Tác động của biến đổi khí hậu đến nuôi tôm nước lợ ven biển vùng Bắc Trung Bộ và đề xuất giải pháp ứng phó TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NUÔI TÔM NƯỚC LỢ VEN BIỂN VÙNG BẮC TRUNG BỘ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ TS. Cao Lệ Quyên Viện Kinh tế và Quy hoạch Thuỷ sản (VIFEP) Mở đầu Vùng duyên hải Bắc Trung bộ (BTB), bao gồm 6 tỉnh ven biển là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế là khu vực có hoạt động nuôi trồng thủy sản (NTTS) ven biển nói chung và nuôi tôm nước lợ nói riêng phát triển và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của người dân ven biển. Tuy nhiên, trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH) đang và sẽ tiếp tục diễn ra hết sức phức tạp thì hoạt động nuôi trồng thủy sản ven biển của khu vực cũng là một trong những lĩnh vực chịu tác động lớn từ BĐKH và các tác động này nếu không có biện pháp can thiệp, có thể đe dọa các mục tiêu tăng trưởng bền vững của thuỷ sản trong vùng đã được xác định trong Chiến lược phát triển ngành thuỷ sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thuỷ sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Tuy nhiên, hiện chưa có các đánh giá đầy đủ về tác động của BĐKH đến diện tích, cơ sở hạ tầng (CSHT) và sản lượng tôm nuôi nước lợ ven biển BTB theo các kịch bản BĐKH quốc gia. Hiện tại, mới chỉ có một số nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đối với nuôi trồng thủy sản được thực hiện ở đồng bằng 3 sông Cửu Long (ĐBSCL) và một số vùng khác, như nghiên cứu của Kam và các cộng sự (2010) về tác động của BĐKH đến nuôi tôm và cá tra ở ĐBSCL, nghiên cứu của Phạm Quang Hà và cộng sự (2011) về tác động của BĐKH đến nông nghiệp và thủy sản tại một số tỉnh, nghiên cứu của Viện Kinh tế và Quy hoạch Thuỷ sản (VIFEP) phối hợp với Trung tâm Nghề cá thế giới (WorldFish) (2015) về tình trạng dễ bị tổn thương với BĐKH của lĩnh vực NTTS; hoặc nghiên cứu của Viện Nghiên cứu NTTS 1 (RIA 1) (2014) về xây dựng mô hình NTTS ven biển ứng
đang nạp các trang xem trước