Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Sự phát triển của chủ nghĩa quốc gia - dân tộc cuối thế kỉ XIX: Trường hợp Minh Trị duy tân (1868-1912) và quá trình tái thiết nước Mỹ sau nội chiến (1863-1877)
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết tập trung phân tích một số nét tương đồng, cũng như những điểm khác biệt trong quá trình “dân tộc hóa” của hai quốc gia. | Sự phát triển của chủ nghĩa quốc gia - dân tộc cuối thế kỉ XIX: Trường hợp Minh Trị duy tân (1868-1912) và quá trình tái thiết nước Mỹ sau nội chiến (1863-1877) HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1067.2019-0050 Social Sciences, 2019, Volume 64, Issue 8, pp. 97-106 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA QUỐC GIA - DÂN TỘC CUỐI THẾ KỈ XIX: TRƯỜNG HỢP MINH TRỊ DUY TÂN (1868 - 1912) VÀ QUÁ TRÌNH TÁI THIẾT NƯỚC MỸ SAU NỘI CHIẾN (1863 - 1877) Nguyễn Thị Bích Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Tóm tắt. Thế kỉ XIX đánh dấu những thay đổi căn bản trên thế giới, trong đó nổi bật nhất là sự phát triển của chủ nghĩa dân tộc. Ngay sau khi ra đời, chủ nghĩa dân tộc đã trở thành ngọn cờ của các lực lượng, các phong trào chính trị - xã hội, đóng vai trò không nhỏ đến định hướng phát triển cơ bản của đa số các quốc gia, các dân tộc trên thế giới. Trong đó, công cuộc Minh Trị duy tân ở Nhật Bản (1868) và quá trình Tái thiết nước Mỹ trong và sau Nội chiến (1863 - 1877) tuy diễn ra trong những điều kiện lịch sử khác nhau, cách thức tiến hành khác nhau song cũng cùng hướng đến mục tiêu số một là củng cố sức mạnh quốc gia - dân tộc thống nhất. Đây cũng chính là tiền đề cho sự phát triển của hệ tư tưởng đế quốc chủ nghĩa ở hai quốc gia trong giai đoạn sau. Bài viết tập trung phân tích một số nét tương đồng, cũng như những điểm khác biệt trong quá trình “dân tộc hóa” của hai quốc gia. Từ khóa: Chủ nghĩa dân tộc, Minh Trị duy tân, nội chiến Mỹ, tái thiết. 1. Mở đầu Vào thế kỉ XVII - XVIII, một trào lưu các cuộc cách mạng tư sản diễn ra mạnh mẽ ở Tây Âu và Bắc Mỹ đã dẫn đến việc hình thành các nhà nước - dân tộc hiện đại (nation-state) mang bản chất tư bản chủ nghĩa. Khi chủ nghĩa tư bản bành trướng ra khắp thế giới, nó đã kéo phần còn lại vào trong quỹ đạo phát triển của mình, kết quả là sự hình thành một số nhà nước - dân tộc tư sản hiện đại ngoài châu Âu, tiêu