Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp hàng hoá ở vùng Đồng bằng sông Hồng
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn phát triển NNHH ở vùng Đồng bằng sông Hồng, từ đó đề xuất quan điểm, giải pháp thúc đẩy NNHH ở vùng này phát triển trong thời gian tới. | Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp hàng hoá ở vùng Đồng bằng sông Hồng 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, nông nghiệp luôn đóng vai trò là nền tảng, là trụ đỡ, là cứu cánh cho sự phát triển ổn định và bền vững kinh tế xã hội (KT XH) của đất nước. Phát triển kinh tế n ông nghiệp luôn được Đảng ta xác định là một trong những vấn đề có ý nghĩa chiến lược trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Đại hội lần thứ X của Đảng đã khẳng định: Hiện nay và trong những năm tới, vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng. Phải luôn coi trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa lớn, đa dạng, phát triển nhanh và bền vững. Đồng bằng sông Hồng là một vùng sản xuất nông nghiệp lớn của cả nước, có truyền thống, tiềm năng và thế mạnh về sản xuất nông nghiệp. Sau hơn 30 năm đổi mới (từ 1986 đến nay), phát triển nông nghiệp hàng hóa (NNHH) ở vùng Đồng bằng sông Hồng đã đạt được những thành tựu hết sức quan trọng, có ý nghĩa cách mạng, đóng góp lớn vào phát triển KT XH của Vùng và cả nước. Tuy nhiên, so với yêu cầu và tiềm năng thế mạnh của Vùng thì sự phát triển này, còn tồn tại không ít hạn chế: Quy mô sản xuất nhỏ, phân tán; tỷ suất, chất lượng, sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa (NSHH) còn thấp; cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn mang nặng tính truyền thống, chuyển dịch theo hướng hàng hóa chậm, thiếu tính bền vững; đồng thời, đặt ra những vấn đề bức thiết cần phải tập trung khắc phục đó là: Mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh NSHH; nâng cao hơn nữa tỷ suất , chất lượng và sức cạnh tranh NSHH; tổ chức lại sản xuất NSHH theo chuỗi giá trị toàn cầu, hiệu quả, bền vững; tìm kiếm, mở rộng thị trường đầu ra cho .