Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Đặc điểm sinh thái tái sinh tự nhiên của Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) dưới tán rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới ở khu vực Tân Phú thuộc tỉnh Đồng Nai
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Luận án được nghiên cứu với mục tiêu nhằm phân tích vai trò của quần thể Dầu rái trong những quần xã thực vật thuộc rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới. Xác định đặc tính của các giai đoạn tái sinh và những yếu tố sinh thái chủ yếu ảnh hưởng đến tái sinh tự nhiên của Dầu rái. | Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Đặc điểm sinh thái tái sinh tự nhiên của Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) dưới tán rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới ở khu vực Tân Phú thuộc tỉnh Đồng Nai 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Rừng kín thường xanh hơi ẩm nhiệt đới (Rkx) ở miền Đông Nam Bộ được hình thành từ nhiều loài cây gỗ khác nhau; trong đó kiểu phụ miền thực vật thân thuộc với khu hệ thực vật Malaysia – Indonesia: Ưu hợp ưu thế cây họ Sao Dầu (Dipterocarpaceae) là kiểu rừng chiếm ưu thế (Thái Văn Trừng, 1999). Trước đây kiểu Rkx ở miền Đông Nam Bộ đã được nhiều tác giả nghiên cứu về đặc tính sinh thái tái sinh và kỹ thuật trồng rừng đối với một số loài cây gỗ thuộc họ Sao Dầu (Thái Văn Trừng, 1985; Nguyễn Văn Sở, 1985; Lê Văn Mính, 1986; Nguyễn Minh Đường, 1985; Vũ Xuân Đề, 1989; Nguyễn Văn Thêm, 1992). Sau này cũng có một số nghiên cứu về kết cấu loài cây gỗ, cấu trúc quần thụ và đa dạng loài cây gỗ (Vũ Mạnh, 2017; Nguyễn Văn Thêm và Vũ Mạnh, 2017; Nguyễn Văn Thêm và Nguyễn Tuấn Bình, 2017). Tuy vậy, hiện nay vẫn còn thiếu những nghiên cứu về sinh thái tái sinh và kỹ thuật trồng rừng đối với những loài cây gỗ lớn của họ Sao Dầu (Dipterocarpaceae) và họ Đậu (Fabaceae). Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb) là cây gỗ lớn; gỗ được sử dụng trong xây dựng cầu, nhà ở, đóng tàu thuyền và xuất khẩu. Thế nhưng, do Rkx tự nhiên bị thoái biến và chuyển đất rừng thành đất nông nghiệp, nên hiện nay khu vực phân bố của quần thể Dầu rái ở miền Đông Nam Bộ đã bị thu hẹp đáng kể. Trước đây một số tác giả (Thái Văn Trừng, 1985; Nguyễn Văn Sở, 1985; Nguyễn Minh Đường, 1985; Lê Văn Mính, 1985, 1986; Vũ Xuân Đề, 1989) đã nghiên cứu về đặc tính sinh thái và kỹ thuật trồng rừng Dầu rái trên những điều kiện lập địa khác nhau ở miền Đông Nam Bộ. Nhưng do thiếu những kiến thức về đặc tính sinh thái tái sinh và kỹ thuật trồng, nên rừng Sao Dầu vẫn chưa đạt được mục tiêu mong muốn. Cho đến nay khoa học và thực tiễn sản xuất vẫn còn thiếu những kiến