Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đánh giá ổn định của giải pháp bảo vệ bờ sử dụng ống mềm nhồi cát

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Với mục đích thử nghiệm tính ổn định, công trình bảo vệ bờ được đặt ở bờ hữu sông Sài Gòn trên nền đất yếu, nơi có dòng chảy mạnh và bị ảnh hưởng của sóng tàu. Bài viết trình bày các đánh giá ban đầu về sụt lún và dịch chuyển dựa trên kết quả đo đạc, quan sát và ảnh vệ tinh trong khoảng thời gian 18 tháng kể từ lúc bắt đầu gia tải. | Đánh giá ổn định của giải pháp bảo vệ bờ sử dụng ống mềm nhồi cát Thông tin khoa học công nghệ ĐÁNH GIÁ ỔN ĐỊNH CỦA GIẢI PHÁP BẢO VỆ BỜ SỬ DỤNG ỐNG MỀM NHỒI CÁT Nguyễn Đình Chinh, Trần Phương Chiến, Nguyễn Thị Thơm, Vương Quang Việt* Tóm tắt: Đoạn đê thử nghiệm dài 540 m, cao 2 m tại khu vực Tân Thuận, Quận 7 thành phố Hồ Chí Minh được xây dựng bằng công nghệ ống mềm nhồi cát chế tạo từ vật liệu tổ hợp vải dệt - polyme. Với mục đích thử nghiệm tính ổn định, công trình bảo vệ bờ được đặt ở bờ hữu sông Sài Gòn trên nền đất yếu, nơi có dòng chảy mạnh và bị ảnh hưởng của sóng tàu. Bài viết trình bày các đánh giá ban đầu về sụt lún và dịch chuyển dựa trên kết quả đo đạc, quan sát và ảnh vệ tinh trong khoảng thời gian 18 tháng kể từ lúc bắt đầu gia tải. Từ khóa: Công trình bảo vệ bờ, Ống mềm nhồi cát, Sụt lún và dịch chuyển. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong khuôn khổ của Chương trình nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ vật liệu mới, đề tài “Nghiên cứu, thiết kế chế tạo và ứng dụng công nghệ ống mềm trên cơ sở tổng hợp vật liệu dệt – polyme để xây dựng kết cấu bảo vệ các công trình kinh tế quốc phòng” – mã số KC02.13/11-15 đã chế tạo và xây dựng đoạn đê dài 540 m, cao 2 m tại khu vực Tân Thuận, Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh bằng công nghệ ống mềm nhồi cát [1]. Dựa trên kết quả đo đạc, quan sát và hình ảnh vệ tinh, các đánh giá ban đầu về sụt lún và dịch chuyển của công trình trên nền đất yếu, nơi có dòng chảy mạnh và bị ảnh hưởng của sóng tàu, được trình bày. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết lập hệ tọa độ 3 chiều tại các điểm mốc của công trình. Trục Z ứng với cao độ (hệ Mũi Nai) nhằm xác định độ lún; Trục X thẳng góc vào đường 13 nhằm xác định dịch chuyển của trục công trình; Trục Y cùng hướng với chiều dài đê (hình 1). Vị trí và tọa độ các mốc chính trong bảng 1. Bảng 1. Vị trí và tọa độ các điểm mốc chính của công trình. Vĩ độ Bắc Kinh độ Đông Từ/đến Khoảng cách Điểm A (cống 12) 10o45’20.74’’ 106o44’41.46’’ A-AB 100 .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN