Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghiên cứu tình hình viêm nhiễm đường sinh dục dưới của nữ vị thành niên người dân tộc thiểu số tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết trình bày việc khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở nữ vị thành niên người dân tộc thiểu số và xác định tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở nữ vị thành niên người dân tộc thiểu số. | Nghiên cứu tình hình viêm nhiễm đường sinh dục dưới của nữ vị thành niên người dân tộc thiểu số tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 6 - tháng 11/2018 NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH VIÊM NHIỄM ĐƯỜNG SINH DỤC DƯỚI CỦA NỮ VỊ THÀNH NIÊN NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Đào Nguyễn Diệu Trang1, Phan Thị Bích Ngọc2, Nguyễn Vũ Quốc Huy2 (1) Nghiên cứu sinh Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế, chuyên ngành Y tế công cộng (2) Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế Tóm tắt Mục tiêu: Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở nữ vị thành niên người dân tộc thiểu số và xác định tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở nữ vị thành niên người dân tộc thiểu số. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang ở 960 vị thành niên nữ từ 10 – 19 tuổi (tính đến ngày điều tra ban đầu). Kết quả: 71,6% em không biết về các biểu hiện triệu chứng của viêm nhiễm đường sinh dục dưới, chỉ có 21,3% các em biết được dấu hiệu ngứa; 51,9% em không biết yếu tố thuận lợi gây bệnh, 34,1% biết do vệ sinh kinh nguyệt kém, 31,9% biết do không tắm rửa vệ sinh hàng ngày.; 42,2% em không biết biện pháp phòng tránh viêm nhiễm đường sinh dục dưới. 76,1% em biết được cần phải đến cơ sở y tế để khám khi bị mắc bệnh, tuy nhiên vẫn còn 31% em không biết cần phải làm gì khi mắc bệnh; 83,4% em ý thức được rằng cần phải truyền thông giáo dục cho các em về cách phòng chống viêm nhiễm đường sinh dục dưới; 87,1% sử dụng nguồn nước máy trong sinh hoạt hàng ngày; 98,4% em có vệ sinh vùng sinh dục hàng ngày; 61,5% biết cách vệ sinh vùng sinh dục; Tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh dục chung ở VTN là 2,2%. Kết luận: Hiểu biết của vị thành niên nữ người dân tộc thiểu số về bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới còn kém, tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh dục dưới chung ở VTN người dân tộc thiểu số là 2,2%. Từ khóa: viêm nhiễm đường sinh dục dưới, A Lưới, Thừa Thiên Huế .