Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghiên cứu chiết xuất các dưỡng chất từ rong mơ (Sargassum Sp.) định hướng sử dụng làm phân bón lá hữu cơ
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nhằm nâng giá trị sử dụng cho rong mơ, nội dung nghiên cứu của bài viết là khảo sát các điều kiện tối ưu trong quy trình chiết xuất các dưỡng chất từ rong mơ (Sargassum sp.) thử nghiệm sử dụng làm phân bón lá hữu cơ. | Nghiên cứu chiết xuất các dưỡng chất từ rong mơ (Sargassum Sp.) định hướng sử dụng làm phân bón lá hữu cơ Tạp chí Khoa học Công nghệ và Thực phẩm 17 (1) (2018) 76-89 NGHIÊN CỨU CHIẾT XUẤT CÁC DƢỠNG CHẤT TỪ RONG MƠ (Sargassum sp.) ĐỊNH HƢỚNG SỬ DỤNG LÀM PHÂN BÓN LÁ HỮU CƠ Trần Nguyễn An Sa*, Trƣơng Bách Chiến, Đỗ Bích Thủy, Phùng Thị Huyền Trân, Lê Thị Thanh Thƣơng, Nguyễn Thị Thủy Tiên Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM *Email: satna@cntp.edu.vn Ngày nhận bài: 27/7/2018; Ngày chấp nhận đăng: 05/12/2018 TÓM TẮT Rong mơ (Sargassum sp.) là nguồn nguyên liệu sử dụng để chiết xuất fucoidan, alginate và polysaccharide. Ngoài thành phần chính alginate, rong mơ còn chứa lượng lớn các nguyên tố đa lượng, trung và vi lượng và các chất kích thích sinh trưởng như gibberelin, cytokinin. Do đó, rong mơ cũng được dùng như là nguồn bổ sung dưỡng chất cho cây trồng. Nhằm nâng giá trị sử dụng cho rong mơ, nội dung nghiên cứu của báo cáo là khảo sát các điều kiện tối ưu trong quy trình chiết xuất các dưỡng chất từ rong mơ (Sargassum sp.) thử nghiệm sử dụng làm phân bón lá hữu cơ. Kết quả nghiên cứu thu được quy trình chiết xuất các dưỡng chất đa lượng, trung và vi lượng từ rong mơ gồm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 thực hiện ngâm 24 giờ trong acid, sau đó đun sôi 1 giờ, thu dung dịch 1; giai đoạn 2 thực hiện đun sôi bã rong 1 giờ với Na2CO3 thu được dung dịch 2, trộn dung dịch 1 và dung dịch 2 tỷ lệ 1:1 để thu được dung dịch thành phẩm và acid alginic. Kết quả nghiên cứu cũng thu được dung dịch acid thích hợp để chiết xuất có nồng độ phù hợp trong khoảng 0,2–0,5 mol/L và dung dịch Na2CO3 tương ứng trong khoảng 0,1–0,25mol/L; tỷ lệ rong/dung môi phù hợp là 1:5. Ngoài acid HCl, có thể thay thế bằng acid CH3COOH và H3PO4. Hàm lượng các chất trong dung dịch thành phẩm lần lượt là: nitơ 71,4 mg/100 mL; P2O5 11,23 mg/100 mL; K2O 1,21%; CaO 52,92 mg/100 mL; MgO 71,3 mg/100 mL; Fe 5,41 ppm; Zn 1,3 mg/100 mL; Mn 9,51 ppm. Từ khóa: