Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
So sánh hình thái vạt giác mạc giữa Intralase Femtosecond Laser và dao cắt vạt cơ học Moria M2
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
So sánh hình thái vạt giác mạc tạo bằng hệ thống IntraLase Femtosecond Laser và hệ thống dao cắt vạt cơ học Moria M2 trong phẫu thuật LASIK. | So sánh hình thái vạt giác mạc giữa Intralase Femtosecond Laser và dao cắt vạt cơ học Moria M2 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016 SO SÁNH HÌNH THÁI VẠT GIÁC MẠC GIỮA INTRALASE FEMTOSECOND LASER VÀ DAO CẮT VẠT CƠ HỌC MORIA M2 Trần Minh Trí*, Trần Anh Tuấn* TÓM TẮT Mở đầu: Ngày nay, LASIK là phương pháp phổ biến nhất trên thế giới để điều chỉnh tật khúc xạ. Trong phẫu thuật LASIK, tạo vạt giác mạc là bước đóng vai trò then chốt trong thành công của phẫu thuật. Hai phương pháp được dùng để tạo vạt giác mạc phổ biến nhất hiện nay đó là dao cơ học và laser femtosecond. Mặc dù được cải tiến liên tục để giúp việc tạo vạt giác mạc ngày càng chính xác và an toàn hơn, nhưng biến chứng liên quan đến vạt của dao cơ học vẫn còn khá cao. Năm 2000, laser femtosecond đã được ứng dụng trong việc tạo vạt giác mạc. Từ khi phương pháp này ra đời, biến chứng liên quan đến vạt trong phẫu thuật LASIK giảm đáng kể. Các nghiên cứu trên thế giới ghi nhận laser femtosecond tạo vạt chính xác, đồng nhất và ít xảy ra biến chứng hơn dao cơ học. Mục tiêu: So sánh hình thái vạt giác mạc tạo bằng hệ thống IntraLase Femtosecond Laser và hệ thống dao cắt vạt cơ học Moria M2 trong phẫu thuật LASIK. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân cận thị có kèm theo hoặc không kèm theo loạn thị. Khảo sát phân tích tiến cứu. Bệnh nhân được chia thành 2 nhóm: Nhóm được tạo vạt bằng hệ thống IntraLase Femtosecond Laser (Abbott Medical Optics, Mỹ) và nhóm được tạo vạt bằng dao cơ học Moria M2 (Moria, Pháp). Tất cả các phẫu thuật đều được thực hiện bởi 1 phẫu thuật viên. Sau phẫu thuật 1 tháng, bệnh nhân được đo AS-OCT để khảo sát chiều dày vạt giác mạc ở 17 điểm trên bốn kinh tuyến: 00, 450, 900 và 1350. Mỗi kinh tuyến đo ở các vị trí 0 mm, ± 2 mm và ± 3,5 mm từ đỉnh giác mạc. Các biến số bao gồm: Thị lực, độ khúc xạ chủ quan, chiều dày vạt giác mạc, độ nhạy tương phản, quang sai bậc cao và biến chứng được ghi nhận ở thời