Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Điện di protein hai chiều trong nghiên cứu sàng lọc thuốc trích từ cây dừa cạn lên tế bào u nguyên bào thần kinh
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết trình bày khảo sát tác động của dịch chiết từ hoa dừa cạn (Catharanthus roseus) lên sự biểu hiện protein trong tế bào phân lập từ khối u UNBTK. | Điện di protein hai chiều trong nghiên cứu sàng lọc thuốc trích từ cây dừa cạn lên tế bào u nguyên bào thần kinh Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học ĐIỆN DI PROTEIN HAI CHIỀU TRONG NGHIÊN CỨU SÀNG LỌC THUỐC TRÍCH TỪ CÂY DỪA CẠN LÊN TẾ BÀO U NGUYÊN BÀO THẦN KINH Võ Văn Thành Niệm*, Trịnh Thị Thu Thảo**, Trương Đình Khải***, Trịnh Thị Diệu Thường****, Hoe Li Nah*****, Bùi Chí Bảo* TÓM TẮT Giới thiệu: U nguyên bào thần kinh (UNBTK) là một dạng khối u đặc phát triển từ tế bào mào thần kinh của hệ thần kinh giao cảm ngoại biên, thường hình thành trong quá trình thai nhi và những năm đầu sau khi sinh. Gần đây phương pháp điện di protein hai chiều được áp dung cho sàng lọc thuốc cho thấy hệ protein quan trọng trong con đường tín hiệu ung thư nói chung và UNBTK nói riêng. Những thông tin về biến đổi trong hệ thống biểu hiện protein trong tế bào UNBTK trước và sau tác động của thuốc sẽ góp phần phục vụ cho những cơ chế mới trong điều trị ung thư. Mục tiêu: Khảo sát tác động của dịch chiết từ hoa dừa cạn (Catharanthus roseus) lên sự biểu hiện protein trong tế bào phân lập từ khối u UNBTK. Phương pháp: Phân lập và nuôi cấy tế bào từ khối u UNBTK sinh thiết từ bệnh nhân, sau đó tiến hành xử lý với thuốc trích từ cây dừa cạn, ly trích protein từ tế bào đã xử lý thuốc. Hệ thống điện di protein 2 chiều lần đầu được thiết lập tại phòng thí nghiệm thần kinh, Trung tâm y sinh học phân tử. Protein tổng số được chạy với hệ thống điện di hai chiều để kiểm tra so sánh hai hệ protein có và không tác động thuốc. Kết quả: Nuôi cấy thành công dòng tế bào UNBTK, đồng nhất từ passage 1 (P1) đến P3. Thành công thiết lập hệ thống điện di protein 2 chiều với protein tổng số 80 g/ml, chạy được dãy pH từ 3-10. Phân tích hình ảnh kết quả ở pH 3-10 cho thấy giữa hai nhóm đối chứng và nhóm xử lý dịch chiết Catharanthus roseus có sự khác biệt. Mẫu NB 25 và mẫu NB 49 lần lượt có hơn 50% số protein tăng biểu hiện, 50%