Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghiên cứu giá trị chẩn đoán glôcôm của chiều dày hoàng điểm và lớp tế bào hạch – đám rối trong theo diện tích đĩa thị
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết trình bày nghiên cứu giá trị chẩn đoán glôcôm của chiều dày hoàng điểm và lớp tế bào hạch - đám rối trong (GCIPL) theo diện tích đĩa thị. | Nghiên cứu giá trị chẩn đoán glôcôm của chiều dày hoàng điểm và lớp tế bào hạch – đám rối trong theo diện tích đĩa thị Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CHẨN ĐOÁN GLÔCÔM CỦA CHIỀU DÀY HOÀNG ĐIỂM VÀ LỚP TẾ BÀO HẠCH – ĐÁM RỐI TRONG THEO DIỆN TÍCH ĐĨA THỊ Võ Thị Hoàng Lan*, Trần Kế Tổ*, Trang Thanh Nghiệp**, Nguyễn Trí Dũng**, Đỗ Thị Thanh Trúc**, Phạm Thị Minh Hiền* TÓM TẮT Mục đích: Nghiên cứu giá trị chẩn đoán glôcôm của chiều dày hoàng điểm và lớp tế bào hạch - đám rối trong (GCIPL) theo diện tích đĩa thị. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang phân tích có nhóm chứng. Nghiên cứu được thực hiện tại bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí Minh từ 5.2014 đến 4.2015. Gồm 72 mắt glôcôm nguyên phát góc mở và 72 mắt bình thường cùng lứa tuổi. Tất cả các mắt đều được đo thị lực chỉnh kính, đo nhãn áp, khám tổng quát bằng sinh hiển vi, soi đáy mắt gián tiếp, đo thị trường Humphrey và chụp cắt lớp cố kết quang học (OCT). Dựa vào diện tích đĩa thị trên OCT, chia đĩa thị thành 3 loại: đĩa thị nhỏ (diện tích đĩa thị ≤ 1,9 mm2), đĩa thị trung bình (1,9 mm2 < diện tích đĩa thị ≤ 2,4 mm2), đĩa thị lớn (diện tích đĩa thị > 2,4 mm2). Dùng đường cong ROC và diện tích dưới đường cong để đánh giá khả năng chẩn đoán và ngưỡng chẩn đoán glôcôm của các thông số OCT theo từng loại đĩa thị. Kết quả: So với nhóm bình thường, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở hầu hết các biến số OCT giữa nhóm glôcôm và nhóm bình thường, trừ diện tích đĩa thị. Ngưỡng chẩn đoán glôcôm theo từng loại đĩa thị: Đĩa thị nhỏ: chiều dày trung bình lớp sợi thần kinh (RNFL) với điểm cắt 84 µm, độ nhạy 80%, độ đặc hiệu 96%; đĩa thị trung bình: chiều dày nhỏ nhất của GCIPL với điểm cắt 69 µm, độ nhạy 85%, độ đặc hiệu 96%; đĩa thị lớn: chiều dày GCIPL phía thái dương dưới với điểm cắt 78 µm, độ nhạy 96%, độ đặc hiệu 95%. Kết luận: Cirrus SD – OCT thế hệ mới có thêm chức năng phân tích tế bào hạch. Đây là phương pháp .