Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tìm hiểu những giá trị cơ bản của tôn giáo truyền thống ở Việt Nam
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết này tập trung vào việc tìm hiểu và làm rõ những giá trị cơ bản của tôn giáo truyền thống ở Việt Nam trên các khía cạnh: Luận lý, giáo dục, đạo đức và lịch sử. | Tìm hiểu những giá trị cơ bản của tôn giáo truyền thống ở Việt Nam 92 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 2 - 2016 NGUYỄN NGỌC MAI* TÌM HIỂU NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN CỦA TÔN GIÁO TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM Tóm tắt: Sự xuất hiện từ rất sớm, và có khả năng tồn tại độc lập với thể chế chính trị, cùng những tác động không nhỏ của tôn giáo tới con người, xã hội và văn hóa đã buộc khoa học xã hội và chính trị học phải nhìn nhận lại tôn giáo như một thực thể xã hội. Điều này đã tạo ra những chuyển biến mới trong nhận thức về tôn giáo nói chung và hệ giá trị của tôn giáo nói riêng. Bài viết này tâp trung vào việc tìm hiểu và làm rõ những giá trị cơ bản của tôn giáo truyền thống ở Việt Nam trên các khía cạnh: luân lý, giáo dục, đạo đức và lịch sử. Từ khóa: Tôn giáo truyền thống, giá trị, luân lý, đạo đức, thẩm mỹ, ý thức hệ, mật mã văn hóa. 1. Dẫn nhập Không giống như các tôn giáo lớn khác ở Việt Nam, tôn giáo truyền thống Việt Nam tồn tại khá đa dạng dưới rất nhiều loại hình thờ cúng khác nhau mà nếu phân loại thì có thể chia thành các hình thức sau: thờ nhân thần (gồm những người có công với dân, với nước như đánh giặc, lập làng, lập ấp, truyền nghề, chữa bệnh Những đối tượng này được thờ tự tại các đình, đền, miếu và đều được dân tôn xưng là thần, thánh hoặc nhà nước phong kiến phong thần (hiện nay các cơ sở thờ tự còn lưu giữ được khá nhiều sắc phong như thế); thờ cúng tổ tiên (là hình thức thờ cúng linh hồn tổ tiên trong gia đình, gia tộc); thờ nhiên thần (là hình thức thờ các sức mạnh huyền bí của tự nhiên được coi là có thần: thần núi, thần nước, thần rừng, thần đất, thần cây, thần rắn, thần đá, v.v Đặc trưng của các hình thái tôn giáo này là không có thiết chế chặt chẽ quy củ mà khá mở và dễ biến đổi (các tầng lớp ý nghĩa, hoặc hình thức tổ chức lễ nghi cũng như đối tượng tín đồ và giới luật tuân thủ các cấm kị). Các phương thức thực hành nghi lễ được tổ chức và thực hiện bởi các cộng đồng có niềm tin chung và mang bản .