tailieunhanh - Đề tài gia đình trong một nội dung nghiên cứu của viện xã hội học những năm sắp tới

Là một yếu tố cấu thành của cơ cấu xã hội tổng thể, gia đình phản ánh chân thực những mối quan hệ xã hội đa dạng và phức tạp. Bài viết "Đề tài gia đình trong một nội dung nghiên cứu của viện xã hội học những năm sắp tới" là điểm hội tụ của hai hướng nghiên cứu chính là cơ cấu xã hội và định hướng giá trị văn hóa và lối sống. | Xã hội học số 2 - 1989 ĐỀ TÀI GIA ĐÌNH TRONG NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA VIỆN XÃ HỘI HỌC NHỮNG NĂM SẮP TỚI TƯƠNG LAI Là một yếu tố cấu thành của cơ cấu xã hội tổng thể gia đình phản ánh chân thực những mối quan hệ xã hội đa dạng và phức tạp. Hiểu kỹ về thiết chế gia đình Việt Nam với tất cả những đặc điểm hình thành những vận động và chuyển đổi về cơ cấu cũng như về định hướng giá trị về chức năng cũng như về vị trí của nó là những điều kiện cơ bản để hiểu xã hội Việt Nam con người Việt nam. Đương nhiên không thể nghiên cứu gia đình Việt Nam nếu không đặt nó vào trong tổng thể của sự nghiên cứu về cơ cấu xã hội và hệ thống giá trị trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam. Bởi lẽ chuyển đổi từ xã hội cổ truyền nông nghiệp lạc hậu sản xuất nhỏ tự cung tự cấp sang xã hội hiện đại là một quá trình chuyển biến nhọc nhằn cực kỳ gian khổ và phức tạp. Trong quá trình ấy sự chuyển đổi về cơ cấu xã hội là biểu hiện tập trung của sự chuyển đổi sự vận động và phát triển của xã hội Việt nam hiện nay. Sự vận động và chuyển đổi ấy liên quan mật thiết với sự vận động và chuyển đổi của định hướng giá trị văn hóa và lối sống. Do đó hướng nghiên cứu về cơ cấu xã hội phải triển khai đồng thời với hướng nghiên cứu định hướng giá trị về văn hóa và lối sống trong mối tương tác biện chứng của quá trình phát triển. Đề tài nghiên cứu về gia đình Việt Nam của Viện xã hội học là điểm hội tụ của hai hướng nghiên cứu nói trên vừa tận dụng những thành tựu của chúng vừa góp phần làm sáng tỏ về cơ cấu xã hội cũng như về định hướng giá trị về văn hóa và lối sống trong sự vận động và chuyển đổi của chúng. Trong quá trình chuyển đổi của xã hội cổ truyền sang xã hội hiện đại sự giải thể của cấu trúc gia đình truyền thống và sự hình thành hình thái mới là một tất yếu những diễn biến của nó hết sức phức tạp. Hình thái gia đình phụ quyền và gia trưởng là sản phẩm của chế độ phong kiến với nền kinh tế tiểu nông. Hình thái gia đình ấy tồn tại trong nền sản xuất nông nghiệp lúa nước trong cơ chế của nhà

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.