Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Hành trình đổi mới văn xuôi sau 1975 của Nguyễn Minh Châu
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Hành trình "mở đường” đổi mới văn xuôi nói riêng, góp phần đổi mới văn học Việt Nam sau 1975 nói chung của Nguyễn Minh Châu diễn ra như thế nào? Bài viết góp phần kiến giải qua ba chặng nội dung: Truyện ngắn Bức tranh, đột phá ấn tượng về một lối viết khác, những thể nghiệm tâm huyết cuối thập kỷ 70, đầu thập kỷ 80 và Những sáng tác mang tính bước ngoặt. | Hành trình đổi mới văn xuôi sau 1975 của Nguyễn Minh Châu TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 23. 2015 wandering fairy and landscape made vague fairyland became closer things, by fairy – persons country became mysterious and sparkling. The era atmosphere and “Taoist hermit choose charming landscape to drill” conception of Taoism was a directed reasons bring about outstanding appearance of this orientation. Keywords: Wandering fairy`s poetry, fairization. HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI VĂN XUÔI SAU 1975 CỦA NGUYỄN MINH CHÂU Hỏa Diệu Thúy1 TÓM TẮT Hành trình "mở đường” đổi mới văn xuôi nói riêng, góp phần đổi mới văn học Việt Nam sau 1975 nói chung của Nguyễn Minh Châu diễn ra như thế nào? Bài viết góp phần kiến giải qua ba chặng nội dung: Truyện ngắn Bức tranh, đột phá ấn tượng về một lối viết khác; Những thể nghiệm tâm huyết cuối thập kỷ 70, đầu thập kỷ 80 và Những sáng tác mang tính bước ngoặt. Từ khóa: Nguyễn Minh Châu, mở đường, bước ngoặt. Khi Nguyễn Minh Châu nằm xuống, đồng nghiệp bộc lộ sự ngưỡng mộ trước một văn tài. Ý kiến "Nguyễn Minh Châu là người mở đường tinh anh và tài năng" của văn học thời kỳ đổi mới dường như được coi là nhận xét mang tính xác quyết. Song, hành trình Nguyễn Minh Châu "mở đường” đổi mới văn xuôi nói riêng, góp phần đổi mới văn học Việt Nam sau 1975 nói chung, như thế nào, đến nay vẫn chưa có kiến giải tường minh. 1 PGS. TS. Giảng viên Khoa Khoa học Xã hội, trường Đại học Hồng Đức Thanh Hóa. 58 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 23. 2015 1. Truyện ngắn “Bức tranh”, đột phá ấn tƣợng về một lối viết khác Truyện ngắn Bức tranh ra mắt độc giả năm 1982, song, truyện ngắn này đã được “lên khuôn” để chuẩn bị ra mắt từ năm 1976 dưới cái tên “Cái mặt”. Không hiểu vì lý do gì, nó bị gỡ xuống và phải đợi tới sáu năm sau mới khai sinh dưới cái tên mới: Bức tranh. Nếu tính thời gian ra mắt, Bức tranh khó được tính vai trò văn học sử, nhưng dưới tên Cái .