Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Một số giải pháp nhằm nâng cao tính độc lập xét xử của tòa án trong nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Cộng đồng quốc tế thống nhất một nền tư pháp độc lập là nền tảng cho sự thịnh vượng của nền kinh tế quốc gia và thế giới, bởi vì nền tư pháp độc lập là một quyền cơ bản của con người mà tất cả các thành viên của Liên Hợp quốc phải đảm bảo cho công dân của mình. Sự độc lập của tư pháp chính là điều kiện quan trọng đảm bảo cho liêm chính tư pháp. | Một số giải pháp nhằm nâng cao tính độc lập xét xử của tòa án trong nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 28. 2016 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO TÍNH ĐỘC LẬP XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN TRONG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY La Thị Quế1 TÓM TẮT Cộng đồng quốc tế thống nhất một nền tư pháp độc lập là nền tảng cho sự thịnh vượng của nền kinh tế quốc gia và thế giới, bởi vì nền tư pháp độc lập là một quyền cơ bản của con người mà tất cả các thành viên của Liên Hợp quốc phải đảm bảo cho công dân của mình. Sự độc lập của tư pháp chính là điều kiện quan trọng đảm bảo cho liêm chính tư pháp. Chính vì vậy trong Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay điều cần thiết lúc này đó là cần phải có những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao tính độc lập xét xử của Tòa án - nhánh quyền lực thực hiện quyền tư pháp. Từ khóa: Độc lập xét xử, tòa án 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Một trong những yêu cầu được đặt ra trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân là phải luôn đảm bảo tính khách quan, sự công minh của người cầm cân nảy mực. Để có thể đạt được tiêu chí này đòi hỏi trong hoạt động của mình Tòa án phải có sự độc lập. Hiện nay, trước nhiệm vụ phát triển, bảo vệ đất nước và yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam trong giai đoạn mới, cùng với cải cách nền hành chính, Đảng ta chủ trương ban hành và thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, lấy Tòa án làm trung tâm, xét xử làm trọng tâm và lấy tranh tụng làm khâu đột phá; trọng tâm của cải cách tư pháp hiện nay đó là bảo đảm cho nguyên tắc Tòa án độc lập có hiệu lực trên thực tế. Do đó có thể thấy rằng, việc nghiên cứu về các giải pháp nhằm tăng cường độc lập xét xử của Tòa án là một nhu cầu cấp thiết trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay - chính sự độc lập của Tòa án trong hoạt động xét xử nhằm thực hiện đúng đắn, đầy đủ quyền tư pháp như nội dung Hiến pháp 2013 tại khoản 1 Điều 102 đã chỉ rõ: “Tòa án nhân dân là

TÀI LIỆU LIÊN QUAN