Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Suy giảm chức năng thận trong suy tim cấp

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Suy giảm chức năng thận (SGCNT) là một rối loạn đi kèm rất hay gặp trong suy tim cấp, chiếm tần suất dao động 10%-40%. Những nghiên cứu gần đây cho thấy ý nghĩa tiên lượng của SGCNT trong suy tim cấp phụ thuộc vào tình trạng lâm sàng sung huyết và các đặc điểm của SGCNT. Mục tiêu: Khảo sát tần suất, đặc điểm và các yếu tố nguy cơ của SGCNT trên bệnh nhân nhập viện vì suy tim cấp | Suy giảm chức năng thận trong suy tim cấp Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018 SUY GIẢM CHỨC NĂNG THẬN TRONG SUY TIM CẤP Châu Ngọc Hoa*, Giang Minh Nhật* TÓM TẮT Mở đầu: Suy giảm chức năng thận (SGCNT) là một rối loạn đi kèm rất hay gặp trong suy tim cấp, chiếm tần suất dao động 10%-40%. Những nghiên cứu gần đây cho thấy ý nghĩa tiên lượng của SGCNT trong suy tim cấp phụ thuộc vào tình trạng lâm sàng sung huyết và các đặc điểm của SGCNT. Mục tiêu: Khảo sát tần suất, đặc điểm và các yếu tố nguy cơ của SGCNT trên bệnh nhân nhập viện vì suy tim cấp Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu được thực hiện trên 196 bệnh nhân suy tim cấp nhập viện tại khoa Nội Tim mạch - Bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ tháng 7/2016 đến tháng 3/2017. Suy tim cấp được định nghĩa theo tiêu chuẩn Hội Tim Châu Âu (ESC) 2012. SGCNT được định nghĩa và phân độ nặng theo tiêu chuẩn tổn thương thận cấp KDIGO 2012. Yếu tố nguy cơ SGCNT trong suy tim cấp được xác định dựa trên phân tích hồi qui đa biến. Kết quả: Trên 196 bệnh nhân suy tim cấp, SGNCT chiếm 43,4%. 80,0% SGCNT trong suy tim cấp xuất hiện trong vòng 48 giờ đầu sau nhập viện. 66,8% bệnh nhân suy tim cấp tại thời điểm nhập viện có eGFR (MDRD) < 60 ml/ph. Trong nhóm bệnh nhân có SGCNT, nồng độ Creatinine huyết thanh tăng trung vị 49,5%. 89,4% SGCNT trong suy tim cấp ở giai đoạn 1 (phân giai đoạn KDIGO). 76,5% SGCNT phục hồi trong quá trình nằm viện và 20,0% SGCNT là thoáng qua. Sau khi phân tích hồi qui đa biến Cox, mức độ khó thở NYHA IV (OR = 2,82, KTC 95% 1,29 – 6,16, p=0,009) và nồng độ Creatinine huyết thanh (OR = 21,12, KTC 95% 3,10 – 143,73, p=0,002) lúc nhập viện là hai yếu tố tiên lượng độc lập cho sự xuất hiện SGCNT trong suy tim cấp. Kết luận: SGCNT là một rối loạn đi kèm hay gặp trong suy tim cấp. Phần lớn SGCNT trong suy tim cấp ở mức độ nhẹ và phục hồi trong quá trình nằm viện. Tuy nhiên, sự hồi phục chức năng thận là khá