Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Một số ý kiến trao đổi từ thực tiễn thực hiện quản lý nhà nước về doanh nghiệp KH&CN tại Bà Rịa - Vũng Tàu
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết "Một số ý kiến trao đổi từ thực tiễn thực hiện quản lý nhà nước về doanh nghiệp KH&CN tại Bà Rịa - Vũng Tàu" giới thiệu về thực trạng phát triển doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn tỉnh, từ đó phân tích các yếu tố tạo nên sự thành công cũng như những khó khăn, vướng mắc, từ đó đề xuất hướng giải quyết trong thời gian tới. | >> NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI MỘT SỐ Ý KIẾN TRAO ĐỔI TỪ THỰC TIỄN THỰC HIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DOANH NGHIỆP KH&CN TẠI BÀ RỊA - VŨNG TÀU Sau khi Nghị định 801 và Thông tư 062 ra đời, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Bà Rịa - Vũng Tàu là đơn vị đầu tiên trong cả nước cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN. Tuy nhiên, kể từ đó đến nay, số lượng doanh nghiệp KH&CN của tỉnh còn hết sức khiêm tốn. Bài viết giới thiệu về thực trạng phát triển doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn tỉnh, từ đó phân tích các yếu tố tạo nên sự thành công cũng như những khó khăn, vướng mắc, từ đó đề xuất hướng giải quyết trong thời gian tới. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP KH&CN TẠI BÀ RỊA - VŨNG TÀU Kể từ 2009 đến nay, Bà Rịa Vũng Tàu vẫn đang dừng lại với số lượng 2 doanh nghiệp KH&CN, đó là Công ty TNHH MTV Thoát nước và Phát triển đô thị Bà Rịa Vũng Tàu (BUSADCO, 2009) và Công ty Cổ phần Công nghệ Việt - Séc (2012). BUSADCO là doanh nghiệp KH&CN đầu tiên của tỉnh và cũng là một trong những doanh nghiệp KH&CN đầu tiên của Việt Nam được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN theo Nghị định 80 và Thông tư 06. Sản phẩm KH&CN của BUSADCO liên quan đến thiết kế, chế tạo mới vật liệu bê tông đúc sẵn, giải pháp trong thiết kế xử lý chất thải đô thị, các cấu kiện lắp ghép bảo vệ kênh, mương đê kè biển. Công ty Cổ phần Công nghệ Việt - Séc (Công ty Việt Séc) được công nhận là doanh nghiệp KH&CN với nền tảng là tiếp nhận công nghệ vật liệu mới từ nước ngoài, trên cơ sở đó phối hợp với các nhà khoa học trong nước đi sâu nghiên cứu thiết kế, chế tạo tàu thuyền từ vật liệu mới PPC (Polypropylene Polystone Copolymer) phù hợp với điều kiện Việt Nam. Hiện nay sản phẩm của Công ty đang được sử dụng trong lực lượng hải quân và cảnh sát biển Việt Nam. Ngoài 2 doanh nghiệp KH&CN nêu trên, hiện nay Sở Khoa học và Công nghệ đang làm thủ tục công nhận doanh nghiệp KH&CN cho một số doanh nghiệp khác như: Công ty Cổ phần Chế tạo Giàn khoan Dầu khí (PV Shipyard), đơn vị được Quỹ Nafosted hỗ trợ triển khai 11 nhiệm vụ KH&CN