Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tách dòng và xác định trình tự gen EcHB1 liên quan đến cơ chế làm tăng chiều dài sợi gỗ ở bạch đàn
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Trong bài viết này tác giả đã tiến hành tạo dòng và xác định trình tự gen EcHB1 từ bạch đàn Eucalyptus grandis. Kết quả cho thấy gen được phân lập và có kích thước 759bp mã hóa cho 252 amino acid. Khi so sánh với trình tự gen trên ngân hàng gen cho thấy có một nucleotide sai khác ở vị trí 112(A và G) của đoạn gen. Tuy nhiên, sự sai khác này không ảnh hưởng đến sự sai khác trong trình tự amino acid của đoạn gen mã hóa. Plasmids mang gen EcHB1được sử dụng làm nguyên liệu cho các nghiên cứu tiếp theo về chuyển gen vào loài bạch đàn tại Việt Nam. | TÁCH DÒNG VÀ XÁC ĐỊNH TRÌNH TỰ GEN ECHB1 LIÊN QUAN ĐẾN CƠ CHẾ LÀM TĂNG CHIỀU DÀI SỢI GỖ Ở BẠCH ĐÀN Trần Đức Vƣợng1, Ohtani Misato2, Trần Hồ Quang1, Taku Demura2. 1 Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam 2 Viện nghiên cứu RIKEN, Nhật Bản TÓM TẮT EcHB1 là gen mã hóa protein liên quan đến cơ chế làm tăng chiều dài sợi gỗ. Trong bài báo này chúng tôi đã tiến hành tạo dòng và xác định trình tự gen EcHB1 từ bạch đàn Eucalyptus grandis. Kết quả cho thấy gen được phân lập và có kích thước 759bp mã hóa cho 252 amino acid. Khi so sánh với trình tự gen trên ngân hàng gen cho thấy có một nucleotide sai khác ở vị trí 112(A và G) của đoạn gen. Tuy nhiên, sự sai khác này không ảnh hưởng đến sự sai khác trong trình tự amino acid của đoạn gen mã hóa. Plasmids mang gen EcHB1được sử dụng làm nguyên liệu cho các nghiên cứu tiếp theo về chuyển gen vào loài bạch đàn tại Việt Nam. Từ khóa: Bạch đàn, Chiều dài sợi gỗ, Gen EcHB1, Phân lập gen. MỞ ĐẦU Một trong những mục tiêu của chương trình cải thiện giống cây rừng hiện nay là cải thiện chất lượng gỗ nhằm tạo ra các giống cây trồng mới có chất lượng gỗ tốt (Hà Huy Thịnh và cộng sự, 2010) phục vụ cho ngành công nghiệp sản xuất ván dăm, ván MDF, gỗ cho công nghiệp giấy, gỗ xẻ đóng đồ mộc. Trong đó, hướng nghiên cứu về tạo ra những giống cây trồng mới có chất lượng gỗ tốt hơn như hàm lượng cellulose cao, hàm lượng lignin thấp, sợi gỗ dài hơn phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến giấy là một trong những yêu cầu cần thiết. Ứng dụng các kỹ thuật sinh học phân tử để chọn tạo các giống cây trồng mang đặc điểm mong muốn là hướng đi được nhiều phòng thí nghiệm đặc biệt quan tâm. Một số gen liên quan đến quá trình sinh tổng hợp lignin, cellulose, tính chất gỗ cũng đã được xác định cho các loài bạch đàn Eucalyptus globulus (Poke và cộng sự, 2003); E. gunnii (Lauvergeat và cộng sự, 2002); E. camaldulensis (Ho và cộng sự, 2002); E. grandis (Ranik và Myburg, 2006). Các gen liên quan đến tăng khả năng hấp thụ lân cũng đã được phân lập từ bạch đàn E. .