Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của các hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo của Việt Nam
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nội dung luận án gồm có 4 chương: Chương 1 - Tổng quan nghiên cứu về tác động của hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo của Việt Nam. Chương 2 - Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về thích ứng với tác động của hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo. Chương 3 - Phân tích thực trạng tác động của các hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo của Việt Nam. Chương 4 - Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thích ứng của xuất khẩu gạo Việt Nam trước tác động của hiệp định thương mại đến năm 2030. | 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Với vị trí của lúa gạo trong cơ cấu lương thực thế giới, sản xuất và xuất khẩu lúa gạo vừa mang ý nghĩa đảm bảo ổn định cung, cầu gạo trong mọi điều kiện biến động, góp phần thực hiện nhiệm vụ an ninh lương thực toàn cầu, vừa đem lại kim ngạch cho các quốc gia. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu và rộng, biểu hiện chủ yếu là các quan hệ thương mại song phương, khu vực và đa phương mà các hiệp định thương mại là cơ sở pháp lý khiến sản phẩm gạo xuất khẩu của Việt Nam phải đáp ứng những nội dung cụ thể về xuất xứ, đặc điểm, chất lượng, an toàn vệ sinh sản phẩm và môi trường. Thêm vào đó, gạo xuất khẩu Việt Nam đang có biểu hiện dần “lép vế” so với một số nông sản xuất khẩu khác; hiện trạng biến đổi khí hậu nên người nông dân đã thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp bằng cách giảm bớt cấy lúa; những thị trường “khó tính” như Nhật, Mỹ, châu Âu. đang có xu hướng “chê bai” gạo Việt Nam nhưng lại nhiệt tình mua rau quả của Việt Nam với mức giá tốt. Mặc dù vậy, nhu cầu gạo thế giới vẫn luôn tăng, an ninh lương thực vẫn là vấn đề cấp bách đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Vấn đề là gạo xuất khẩu Việt Nam đang trong bối cảnh biến động liên tục của những yếu tố trong và ngoài nước trong đó các hiệp định thương mại như chất “xúc tác” đòi hỏi ngành gạo cần xem xét kỹ càng hướng xuất khẩu gạo trong thời gian tiếp theo sao cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Từ những nhận định trên và phù hợp với chuyên ngành Lịch sử kinh tế, nghiên cứu sinh thực hiện luận án với đề tài: “Tác động của các hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo của Việt Nam”. 2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án 2.1. Mục tiêu chung Luận án đưa ra những nhìn nhận mới về hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam nhằm thích ứng với những tác động của các hiệp định thương mại và những thách thức trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế mới nhưng vẫn phù hợp vai trò vốn có của ngành gạo. 2.2. Mục tiêu cụ thể Thứ nhất, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về tác động .