Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Thơ chơi - từ Nguyễn Công Trứ đến Tản Đà dưới góc nhìn tư duy thơ như là một tiểu thể loại
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
“Thơ chơi” - một hình tượng thú vị trong dòng chảy văn học Việt Nam không chỉ ngày nay mà “thơ chơi” có tiền đề từ văn học bác học truyền thống. Đặc biệt “thơ chơi” phát triển rực rỡ từ giai đoạn văn học cuối thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX qua một số tác giả tiêu biểu. | TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 42.2018 “THƠ CHƠI” - TỪ NGUYỄN CÔNG TRỨ ĐẾN TẢN ĐÀ DƢỚI GÓC NHÌN TƢ DUY THƠ NHƢ LÀ MỘT TIỂU THỂ LOẠI Lê Thị Dung1 TÓM TẮT “Thơ chơi” - một hi n tượng thú vị trong dòng chảy văn học Vi t Nam không chỉ ngày nay mà “thơ chơi” có tiền đề từ văn học bác học truyền thống. Đặc bi t “thơ chơi” phát triển rực rỡ từ giai đoạn văn học cuối thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX qua một số tác giả tiêu biểu. Chặng văn học này b t đầu từ Nguyễn Công Trứ ngông nghênh, kiêu bạt, đến một Cao á Quát cao siêu và kết thúc là một Tản Đà ngất ngưởng, đa tài đa tình. Nhưng không chỉ dựng ở châm biếm, đả kích, trào phúng mà họ còn là những “người chơi thơ sành đi u” mang đến giọng đi u thơ riêng bi t, tạo nên một “tiểu thể loại” văn học. Từ khóa: Thơ chơi, chơi thơ, thơ chơi Nguyễn Công Trứ, thơ chơi Tản Đà. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Từ Homeros - Cha đẻ của thơ ca Hy Lạp cho đến Kinh Thi hay ca dao, thơ vẫn là tiếng lòng đồng cảm mãnh liệt và quảng đại. Thơ phát khởi từ trong lòng người đọc, song hành với loài người cho đến ngày tận thế. Đúng thế, thơ ca từ xưa đến nay cho đến mãi muôn đời sau vẫn là “bạn đồng hành”, “người bạn đường” cùng những hỉ, nộ, ái ố của cuộc đời, vẫn khẳng định chỗ đứng riêng trong tâm hồn độc giả: Buồn người ta cũng làm thơ, vui người ta cũng ngâm thơ, làm thơ, cảnh đẹp, trăng sáng, gặp cô gái xinh. đều nên thơ. Thơ không chỉ mang tính “khoa học giáo dục”, đạo “cửa Khổng sân Trình” nữa, mà những điều “khuôn phép” đó được giải phóng ngay từ khi còn “trứng nước”, khi thơ ca còn ở dạng “bất thành văn”: Cô kia c t cỏ ven sông/ Cái váy thì cộc, cái lông thì dài. (Ca dao). Cho đến thơ mới, nền văn học nước nhà, xuất hiện một hiện tượng “thơ chơi” - Nhà thơ Phùng Quán viết:“Một ngày tôi hết nửa ngày say/ Nằm dài chiếu vầu ng m trời mây/ Hứng lên múa bút, thơ lên cót/ Thơ rượu, thơ tình, thơ cỏ cây” (Thơ chơi - Phùng Quán). Một trong các chức năng của văn học là chức năng giải trí. Văn học Việt Nam vốn dĩ từ lâu đời đã .