Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Vài nét về giáo dục và khoa bảng ở Thái Nguyên thời phong kiến

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Ngày nay, Thái Nguyên được biết đến là một trung tâm lớn về đào tạo nguồn nhân lực cho khu vực trung du và miền núi phía Bắc. Địa bàn Thái Nguyên có các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp thuộc nhiều ngành khác nhau. Thành tựu giáo dục của Thái Nguyên có nền tảng từ trong lịch sử. | Đỗ Hằng Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 47 - 52 VÀI NÉT VỀ GIÁO DỤC VÀ KHOA BẢNG Ở THÁI NGUYÊN THỜI PHONG KIẾN Đỗ Hằng Nga* Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Ngày nay, Thái Nguyên được biết đến là một trung tâm lớn về đào tạo nguồn nhân lực cho khu vực trung du và miền núi phía Bắc. Địa bàn Thái Nguyên có các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp thuộc nhiều ngành khác nhau. Thành tựu giáo dục của Thái Nguyên có nền tảng từ trong lịch sử. Tính từ khi thành lập Văn Miếu - Quốc Tử Giám, nền giáo dục và khoa bảng thời phong kiến ở Việt Nam kéo dài gần 10 thế kỷ. Suốt tiến trình lịch sử đó, giáo dục Thái Nguyên đã có những đóng góp đáng kể cho nền giáo dục dân tộc. Nơi đây là vùng đất còn nhiều khó khăn nhưng người dân có truyền thống hiếu học, nhiều người đỗ cao trong các khoa thi Hương, thi Hội, giữ chức vụ quan trọng trong triều đình, cống hiến cho đất nước. Từ khóa: Giáo dục, kì thi, Nho học, Thái Nguyên, phong kiến MỞ ĐẦU1 Trong lịch sử, Thái Nguyên là vùng đất không xa Kinh đô Thăng Long, tiếp giáp với đất học Kinh Bắc. Điều kiện kinh tế - xã hội của Thái Nguyên còn nhiều khó khăn nhưng người dân sớm có truyền thống hiếu học, học hành đỗ đạt, cống hiến cho đất nước. Thời phong kiến, giáo dục Thái Nguyên đã có những đóng góp đáng kể cho nền giáo dục dân tộc. Đối với địa phương được coi là phên dậu phía Bắc kinh thành Thăng Long xưa, các triều đại quân chủ đã có những chính sách khuyến khích tích cực để phát triển văn hóa - xã hội nói chung, giáo dục nói riêng. Thời nhà Nguyễn, năm Tự Đức thứ 34 (1881), khi định lệ thi cử trong nước, chia sĩ tử các địa phương ra làm nhiều “thành” (10 người là một thành), mỗi thành chọn lấy 4 người thì Nhà nước vẫn cho phép Thái Nguyên 10 người được lấy 5 hoặc 6 vì “số sĩ tử ít ỏi” [5, tr.49-50]. Cùng với Nhà nước, các làng xã - đặc biệt là các làng xã vùng trung du ở Thái Nguyên cũng có truyền thống trọng kẻ sĩ - trọng người có học. Về danh, các nho sĩ được trọng vọng; về lợi, các nho .