Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Khảo sát thành phần hóa học cao Benzen và cao Clorofomcủa cây An điền nhám – Hedyotis rudis pierre ex pit., họ cà phê (Rubiaceae)
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Ở Việt Nam và trên thế giới, cây An điền nhám – Hedyotis rudis Pierre ex Pit., họ Cà phê (Rubiaceae), vẫn chưa được nghiên cứu về mặt hóa học và dược tính. Từ phân đoạn cao benzen và cao clorofom của cây Hedyotis rudis Pierre ex Pit., chúng tôi đã cô lập được hai axit tritecpen là axit ursolic (1) và axit 3βaxetylursolic (2). Cấu trúc của những hợp chất này đã được khẳng định bởi các dữ liệu phổ NMR và so sánh với tài liệu tham khảo. | Khảo sát thành phần hóa học cao Benzen và cao Clorofomcủa cây An điền nhám – Hedyotis rudis pierre ex pit., họ cà phê (Rubiaceae) Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP. HCM Số 18 năm 2009 KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC CAO BENZEN VÀ CAO CLOROFOMCỦA CÂY AN ĐIỀN NHÁM – HEDYOTIS RUDIS PIERRE EX PIT., HỌ CÀ PHÊ (RUBIACEAE) Mai Anh Hùng*, Từ Đức Dũng†, Nguyễn Kim Phi Phụng‡ 1. Mở đầu Chi Hedyotis (họ Cà phê Rubiaceae) có khoảng 160 loài, phân bố chủ yếu ở Trung Hoa, Ấn Độ, Nhật Bản, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam. Trong đó có nhiều loài đã được ngành y học cổ truyền Việt Nam và Trung Hoa sử dụng để điều trị các chứng bệnh như bỏng, lỵ, rắn cắn, viêm ruột thừa, viêm gan, viêm amiđan và đặc biệt là có hoạt tính kháng nhiều dòng tế bào ung thư, như ung thư phổi A549, ung thư buồng trứng SK-OV-3, ung thư dạ dày SNU-1, [1,2] Tuy chưa có công trình nào công bố về thành phần hóa học cũng như dược tính của cây Hedyotis rudis Pierre ex Pit. nhưng chúng tôi hy vọng rằng cây Hedyotis rudis cũng sẽ thừa hưởng những đặc tính quí báu của các cây cùng chi. Bài này nhằm giới thiệu hai axit tritecpen đã cô lập được từ các phân đoạn cao benzen và cao clorofom của cây Hedyotis rudis thu hái ở vùng núi Langbiang (huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng). 2. Kết quả và thảo luận Hợp chất (1) Hợp chất (1) được cô lập từ phân đoạn cao clorofom, có dạng bột màu trắng. Phổ IR (KBr, vcm-1): 3433 (OH); 2966-2870 (CH); 1690 (C=O); 1042 (C- O). * CN, Khoa Hóa học - Trường ĐH Sư phạm Tp.HCM † CN, Khoa Hóa học - Trường ĐH Khoa học tự nhiên Tp. HCM ‡ PGS.TS, Khoa Hóa học - Trường ĐH Khoa học tự nhiên Tp. HCM 144 Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP. HCM Mai Anh Hùng và các tác giả Phổ 1H-NMR (500MHz, DMSO-d6, δppm): 5,13 (m; H-12); 3,01 (dd; 10,0Hz; 5,0Hz; H-3); 2,11 (d; 11,5Hz; H-18). Phổ 13C-NMR kết hợp với DEPT-NMR (125MHz, DMSO-d6, δppm) cho thấy có sự xuất hiện tín hiệu của nguyên tử cacbon cacboxylic ở vùng từ trường thấp 178,4 (–COOH). Đồng thời có cặp tín .