Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Khảo sát việc sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi bệnh viện tại Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Khảo sát các tác nhân gây bệnh và việc sử dụng kháng sinh, đánh giá tính hợp lý trong chỉ định kháng sinh và xác định các yếu tố liên quan đến đáp ứng điều trị. | Khảo sát việc sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi bệnh viện tại Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Đỗ Đình Vinh*, Trần Ngọc Phương Minh**, Hà Nguyễn Y Khuê**, Đặng Nguyễn Đoan Trang*,** TÓMTẮT Mở đầu: Viêm phổi bệnh viện (VPBV) là loại nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp và có tỷ lệ tử vong cao. Tại bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh (ĐHYD TPHCM), phác đồ điều trị VPBV đã được ban hành vào năm 2015. Tuy nhiên, việc áp dụng phác đồ vào thực tế điều trị cần được giám sát và đánh giá để đưa ra các biện pháp giúp cải thiện việc sử dụng kháng sinh một cách an toàn, hợp lý, hiệu quả. Mục tiêu: Khảo sát các tác nhân gây bệnh và việc sử dụng kháng sinh, đánh giá tính hợp lý trong chỉ định kháng sinh và xác định các yếu tố liên quan đến đáp ứng điều trị. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 109 bệnh nhân được chẩn đoán VPBV và chỉ định kháng sinh từ 3 ngày trở lên từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2017 tại bệnh viện ĐHYD TPHCM. Dữ liệu được thu thập và phân tích từ hồ sơ bệnh án của bệnh nhân bao gồm các đặc điểm dịch tễ học, các tác nhân gây bệnh, các kháng sinh chỉ định, kết quả điều trị các đáp ứng điều trị. Tính hợp lý trong chỉ định kháng sinh được đánh giá qua các tiêu chí là loại kháng sinh, đường dùng và liều. Kết quả: Các chủng vi khuẩn phân lập chủ yếu là Acinetobacter baumanii, Pseudomonas aeruginosa và Klebsiella pneumoniae. Hầu hết bệnh nhân được chỉ định 2 – 3 loại kháng sinh (73,4%) với meropenem và levofloxacin được chỉ định nhiều nhất (lần lượt là 71,6% và 77,1%). Tỷ lệ sử dụng kháng sinh hợp lý khi điều trị theo kinh nghiệm là 37,0% và 10,5% khi điều trị với kết quả kháng sinh đồ dương tính. Phân tích hồi quy logistic đa biến cho thấy sử dụng hợp lý .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN