Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Xây dựng văn hóa nhà trường trong các cơ sở giáo dục theo phương thức giáo dục hòa nhập

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Trên cơ sở phân tích vai trò và các yếu tố cấu thành văn hóa nhà trường, bài viết đề xuất những nội dung xây dựng văn hóa nhà trường trong các cơ sở giáo dục theo phương thức giáo dục hòa nhập, gồm: Xây dựng quy chế văn hóa nhà trường theo mô hình văn hóa tích cực, tạo phong cách riêng, làm nền tảng định hướng cho mọi hoạt động chung của nhà trường cũng như công tác giáo dục hòa nhập,. | Xây dựng văn hóa nhà trường trong các cơ sở giáo dục theo phương thức giáo dục hòa nhập JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0222 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8C, pp. 37-44 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC THEO PHƯƠNG THỨC GIÁO DỤC HÒA NHẬP Trịnh Ngọc Toàn Trường Trung cấp Chuyên nghiệp Hải Phòng Tóm tắt. Trên cơ sở phân tích vai trò và các yếu tố cấu thành văn hóa nhà trường, bài viết đề xuất những nội dung xây dựng văn hóa nhà trường trong các cơ sở giáo dục theo phương thức giáo dục hòa nhập, gồm: (1) Xây dựng quy chế văn hóa nhà trường theo mô hình văn hóa tích cực, tạo phong cách riêng, làm nền tảng định hướng cho mọi hoạt động chung của nhà trường cũng như công tác giáo dục hòa nhập; (2) Định hình các giá trị cốt lõi của cơ sở giáo dục theo phương thức giáo dục hòa nhập; (3) nâng cao nhận thức văn hóa nhà trường đối với đội ngũ nhà giáo, các bậc phụ huynh và học sinh; (4) đầu tư cơ sở vật chất phù hợp với mô hình văn hóa nhà trường; (5) Xây dựng bầu không khí, môi trường thân thiện; (6) Lãnh đạo phát triển văn hóa nhà trường của Hiệu trưởng đối với cơ sở giáo dục theo phương thức giáo dục hòa nhập. Từ khóa:Văn hóa, văn hóa tổ chức, văn hóa nhà trường, giáo dục hòa nhập. 1. Mở đầu Giáo dục gắn liền với lịch sử loài người. Đối với nhân loại, giáo dục là phương thức bảo tồn và bảo vệ kho tàng tri thức văn hoá xã hội. Nhân dân Việt Nam vốn có truyền thống hiếu học và một nền giáo dục lâu đời, trải qua các thời kì lịch sử, cộng đồng người Việt đã tiếp thu và chọn lọc, hình thành nên đạo đức, tư tưởng văn hóa Việt Nam. Nền tảng văn hóa ấy đã tạo nên bản sắc về nhân cách con người Việt Nam [8;15]. Cũng như sự tồn tại của giáo dục, văn hoá xuất hiện từ khi có loài người, có xã hội. Văn hoá tồn tại khách quan và tác động vào con người sống trong nó. Nếu môi trường tự nhiên là cái nôi đầu tiên nuôi sống