Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nhân hai trường hợp phù phổi cấp hậu sản
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Phù phổi cấp hậu sản tương đối hiếm gặp nhưng là biến cố đe dọa đến tính mạng của người mẹ. Các yếu tố nguy cơ thường gặp bao gồm: Dùng thuốc chống co cơ tử cung, có bệnh lý tim mạch, truyền dịch nhiều gây quá tải tuần hoàn, tiền sản giật và sản giật, nhiễm trùng nặng và đa thai. Phù phổi cấp xảy ra khoảng 0,08% trong số các phụ nữ mang thai. | Nhân hai trường hợp phù phổi cấp hậu sản Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015 Nghiên cứu Y học NHÂN HAI TRƯỜNG HỢP PHÙ PHỔI CẤP HẬU SẢN Phan Văn Trực*, Nguyễn Thị Mộc Trân*, Hồ Thượng Dũng*, Nguyễn Đức Công* TÓM TẮT Phù phổi cấp hậu sản tương đối hiếm gặp nhưng là biến cố đe dọa đến tính mạng của người mẹ. Các yếu tố nguy cơ thường gặp bao gồm: dùng thuốc chống co cơ tử cung, có bệnh lý tim mạch, truyền dịch nhiều gây quá tải tuần hoàn, tiền sản giật và sản giật, nhiễm trùng nặng và đa thai. Phù phổi cấp xảy ra khoảng 0,08% trong số các phụ nữ mang thai. Chúng tôi ghi nhận hai trường hợp phù phổi cấp hậu sản: sản phụ thứ nhất 29 tuổi nhập viện ngày 16/12/2010 sau mổ bắt con so ngày thứ 6, có tiền căn hẹp khít van 2 lá hậu thấp đã nong van hai lá qua da bằng bóng Enoue cách 5 năm, hẹp nặng van động mạch chủ hậu thấp. Sản phụ thứ hai 34 tuổi nhập viện ngày 12/6/2015 sau sinh thường con thứ hai ngày thứ 10, tiền căn hẹp van 2 lá hậu thấp. Từ khóa: phù phổi cấp hậu sản, hẹp van hai lá, hẹp van động mạch chủ ABSTRACT ACUTE POSTPARTUM PULMONARY EDEMA: TWO CASES’ REPORTS Phan Van Truc, Nguyen Thi Moc Tran, Ho Thuong Dung, Nguyen Duc Cong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 19 - No 5 - 2015: 315 - 318 Acute postpartum pulmonary edema is uncommon but life-threatening event. The most common risk factors include the administration of tocolytic agents, underlying cardiac disease, iatrogenic fluid overload, preclampsia and clampsia, multiple gestation and severe infection. We report two cases with acute postpartum pulmonary edema: the first is a 29 year - old female was admitted to hospital on the 6th day after cesarean delivery, presented with acute dyspnea, her past history were rheumatic valve disease with severe mitral stenosis and severe aortic stenosis. The second is a 34 years old female was admitted to hospital due to breathless after 10 days nomal varginal delivery, her past history was severe