Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Ebook Vũ Trung tùy bút: Phần 2 - NXB Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Nối tiếp phần 1 quyển sách, phần 2 với các tùy bút như: Y học Trung Hoa, Xứ Hải Dương, Tên huyện Đường An, Tên làng Châu Khê, Đoàn Thượng,. Tuy Phạm Đình Hổ gọi tác phẩm của mình là tùy bút, nhưng nó không phải được viết theo lối tùy bút bây giờ, mà với nghĩa nôm na là "muốn viết cái gì thì viết, không cần hệ thống, kết cấu và mạch lạc". chi tiết nội dung phần 2 quyển sách. | Y HỌC TRUNG HOA Khoa y học khởi thủy từ đời Viêm Đế, Hoàng Đế, lại có Lôi Công, Ký Bá phò tá thêm vào. Các đấng thánh nhân đời xưa lo lắng bảo vệ sinh mạng cho nhân dân rất là chu đáo. Tự đời trung cổ trở xuống, các bậc danh y xuất hiện cũng lắm, làm ra sách vở càng ngày càng nhiều, nhưng đại lược chẳng qua có tám kinh, tám vĩ mà thôi. Tám kinh là: châm, biếm, chích, thang, hoàn, tán, cao, đồ. Bệnh ở ngoài da thì dùng thuốc cao, đồ; bệnh ở trong kinh lạc, tạng phủ, sâu thì dùng phép châm, biếm, chích; cạn thì dùng thuốc thang, hỏa tán. Trong tám kinh ấy, muốn dùng còn phải cân nhắc châm chước cho khéo. Tám vĩ là: vọng, văn, vấn, thiết, công, bổ, bình, tán. Vọng là xem thân thể diện mạo; văn là nghe tiếng nói hơi thở; vấn là hỏi tường tận nguyên úy; thiết là án xem cho biết mạch lạc; công là công kích cái bệnh chứng hăng quá; bổ là bồi bổ cái khí huyết yếu kém; bình là cái gì thiên lệch thì bình lại cho ngay; tán là chỗ nào uất kiết thì tản đi cho thông. Đó là tám kinh, tám vĩ, kể cả là mười sáu điều, không thể thiếu điểm nào, mới có thể làm được lương y. Còn như phép cắt da, nạo xương, tẩy dạ dày, rửa ruột, những cách chữa như thế rất là quyền biến, không phải bậc danh y rất giỏi, không thể bàn đến. Thầy thuốc nước ta, đời xưa có ông Đổng Tiên, ông Trâu Ý là bậc danh tiếng, nhưng về sau thất truyền. Phép châm biếm ở trong tám kinh, lối vọng văn ở trong tám vĩ, đều bỏ không ai lưu ý đến cả. Còn như phép chích thì không hiểu chính huyệt ở chỗ nào; phép thiết thì không biết mạch lạc đi làm sao, thành ra mười sáu bí quyết về y khoa đã bỏ mất sáu, lẽ sâu kín thì không học, chỉ học được lẽ nông cạn, điều tinh thì quên, chỉ biết được điều thô. Học thuốc như thế mà muốn cầm mệnh sinh tử, chữa bệnh trầm trọng, cầu lấy ý nghĩa dưỡng sinh của người xưa thì có thể được chăng? Than ôi! Dân sinh ở đầu đời Tam Đại (1) phép giáo dưỡng đã không ra gì, còn phép bảo vệ sinh mạng cũng bỏ nốt. Đấng tiên nho nói "mệnh phó cho trời" thực chẳng nhầm. Nào những đấng hiền nhân quân tử ở .