Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Giáo dục Nho học dưới thời chúa Nguyễn - Trịnh Thị Hà

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Trong hai thế kỷ XVII, XVIII cùng với quá trình mở rộng phạm vi lãnh thổ xuống phía nam, xác lập quyền tự trị trên một vùng lãnh thổ rộng lớn, đồng thời với mong muốn tuyển chọn đội ngũ quan lại phục vụ cho bộ máy chính quyền thông qua con đường giáo dục khoa cử, các chúa Nguyễn đã thực hiện nhiều chính sách khác nhau như mở trường dựng lớp, xây dựng chương trình học tập, xếp đặt giáo quan, thực hiện các chế độ đãi ngộ để động viên khuyến khích họ cả về vật chất lẫn tinh thần. Vậy nền giáo dục Nho học dưới thời trị vì các chúa Nguyễn đã diễn ra như thế nào? Bài viết sẽ góp phần làm rõ vấn đề đó. | Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, 10(95) - 2015 LỊCH SỬ số - KHẢO CỔ - DÂN TỘC HỌC Giáo dục Nho học dưới thời chúa Nguyễn Trịnh Thị Hà * Tóm tắt: Trong hai thế kỷ XVII, XVIII cùng với quá trình mở rộng phạm vi lãnh thổ xuống phía nam, xác lập quyền tự trị trên một vùng lãnh thổ rộng lớn, đồng thời với mong muốn tuyển chọn đội ngũ quan lại phục vụ cho bộ máy chính quyền thông qua con đường giáo dục khoa cử, các chúa Nguyễn đã thực hiện nhiều chính sách khác nhau như mở trường dựng lớp, xây dựng chương trình học tập, xếp đặt giáo quan, thực hiện các chế độ đãi ngộ để động viên khuyến khích họ cả về vật chất lẫn tinh thần. Nhờ vậy, sự nghiệp giáo dục Nho học ở thời kỳ này đã đạt được một số kết quả nhất định, góp phần quan trọng vào sự phát triển của nền văn hóa dân tộc. Từ khóa: Giáo dục; triều đại quân chủ; chúa Nguyễn. 1. Mở đầu Năm 1558, Nguyễn Hoàng (1524 - 1613) được Trịnh Kiểm chấp thuận cử vào làm Trấn thủ vùng Thuận Hóa, đã cùng những “người bộ khúc đồng hương ở Tống Sơn và những người nghĩa dũng xứ Thanh Hoa”(1) đi vào nhậm chức ở vùng đất này, đồng thời từng bước xác lập chính quyền của dòng họ Nguyễn ở phía nam (Đàng Trong) đối trọng với dòng họ Trịnh ở Đàng Ngoài. Sự phân cát về mặt chính trị (vua Lê chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, chúa Nguyễn ở Đàng Trong trong hai thế kỷ XVII, XVIII) đặt ra cho chính quyền chúa Nguyễn phải thực hiện những chính sách phù hợp để gây dựng cơ đồ của mình trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa. Thực tế, trong hơn 200 năm làm chủ vùng đất Đàng Trong (1558 1777), nền “công nghiệp” của các chúa Nguyễn gây dựng nên không phải là nhỏ, thậm chí đến ngày nay, khi nhìn nhận đánh giá chúng ta vẫn thấy những giá trị và đóng góp to lớn của các chúa Nguyễn, trong đó có lĩnh vực giáo dục Nho học. 74 Mặc dù phải đến nửa đầu thế kỷ XVII, các chúa Nguyễn mới bắt đầu quan tâm đến việc xây dựng nền giáo dục theo lối Nho học để đào tạo và tuyển chọn đội ngũ quan lại có trình độ phục vụ cho bộ máy chính quyền; nhưng nền .