tailieunhanh - Tiểu luận: Đường lối đức trị của nho giáo và ảnh hưởng đến xã hội Việt Nam hiện nay

Nho học là một học thuyết chính trị đạo đức mà biểu hiện tập trung ở đường lối " Đức trị". Đối với xã hội phong kiến Á Đông, đường lối đức trị là đường lối độc tôn trong hơn hai ngàn năm lịch sử. Một học thuyết chính trị đạo đức tồn tại lâu dài và ảnh hưởng mạnh mẽ đến xã hội, chính trị, văn hóa . | Cũng từ việc coi trọng lễ giáo, coi trọng quan hệ gia đình thân thuộc nên nhiều người đã đưa quan hệ gia đình vào cơ quan hình thành nên quan hệ “chú cháu”, “anh em” khiến cho người cấp dưới không dám góp ý và đấu tranh với khuyết điểm của họ vì vị nể bậc cha chú. Từ việc xem xét và giải quyết các vấn đề của xã hội thông qua lăng kính gia đình nhiều khi dẫn đến những quyết định thiếu khách quan, không công bằng. Tư tưởng trọng nam khinh nữ đã dẫn đến một số người lãnh đạo không tin vào khả năng của phụ nữ, ngại tiếp nhận nữ giới vào cơ quan hoặc cho rằng họ chỉ là người thừa hành mà không được tham gia góp ý kiến là những trở ngại cho việc đấu tranh vì quyền bình đẳng giới. Vì quan hệ thứ bậc đã tạo nên quan niệm chạy theo chức quyền. Trong xã hội phong kiến, địa vị luôn gắn với danh vọng và quyền lợi. Địa vị càng cao thì quyền và lợi càng lớn. Hơn nữa, khi có chức, không những bản thân được vinh hoa phú quý mà “một người làm quan cả họ được nhờ”. Hám danh, tìm mọi cách để có danh, để thăng quan, tiến chức đã trở thành lẽ sống của một số người. Thạm chí việc học tập theo họ cũng là “học để làm quan”.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN