Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Kết quả nghiên cứu giống lúa chất lượng cao ở vụ xuân và vụ mùa năm 2006 tại tỉnh Tuyên Quang
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Việc nghiên cứu nhằm lựa chọn, đánh giá để tìm ra giống lúa mới chất lượng cao là việc làm rất quan trọng và cần thiết. Với suy nghĩ như vậy, chúng tôi tiến hành đề tài khoa học:“ Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất một số giống lúa chất lượng cao ở vụ xuân và vụ mùa năm 2006 tại tỉnh Tuyên Quang”. | T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 4(44)/N¨m 2007 Kết quả nghiên cứu một số giống lúa chất lượng cao ở vụ xuân và vụ mùa năm 2006 tại tỉnh Tuyên Quang Lương Văn Hinh (ĐH Thái Nguyên), Nguyễn Thị Thắng (Trường Trung học Kinh tế - Kỹ thuật Tuyên Quang) 1- Đặt vấn đề Việt Nam là một một trong những cái nôi của cây lúa và hiện nay có hàng nghìn giống lúa được gieo trồng từ Bắc vào Nam. Trong các giống lúa có mặt ở sản xuất hiện nay, có nhiều giống “ truyền thống” với chất lượng cao, như các giống: Tám thơm, Lúa di, Nàng thơm, Nếp cái hoa vàng, Nếp cNm, Nếp Tú lệ. Ngoài ra, còn có nhiều giống đựơc nhập và thuần hoá, đến nay đã trở thành các giống lúa đặc sản có thương vị, như: IR 64, Điện Biên, Khaodomaly Tiền Giang, Bao Thai Định Hoá Việc nghiên cứu nhằm lựa chọn, đánh giá để tìm ra giống lúa mới chất lượng cao là việc làm rất quan trọng và cần thiết. Với suy nghĩ như vậy, chúng tôi tiến hành đề tài khoa học:“ Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất một số giống lúa chất lượng cao ở vụ xuân và vụ mùa năm 2006 tại tỉnh Tuyên Quang” . 2- Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các giống lúa chất lượng cao, bao gồm: + Vụ xuân gồm 5 gíống: Hương thơm số1 (đ/c); AC 10; PC 286; MT 8; Hương cốm. + Vụ mùa gồm 8 giống: Hương thơm số1(đ/c); MT 5; MT 3; MT 2; BM 207; HP 101; PC 10; Hương cốm. - Nội dung nghiên cứu: + Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của các giống lúa tham gia thí nghiệm. + Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất. + Chọn ra giống lúa tốt cho chất lượng cao phục vụ sản suất của địa phương. - Địa điểm và phương pháp ngiên cứu: Thí nghiệm được bố trí trên nền đất thịt nhẹ, chân vàn chủ động tưới tiêu cấy 2 vụ lúa trong năm. Địa điểm thí nghiệm tại Trường Trung học Kinh tế - Kỹ thuật (THKTKT) tỉnh Tuyên Quang [1]. Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên, 3 lần nhắc lại, diện tích mỗi ô thí nghiệm 10 m2 ( 2,5 m x 4 m ) Lượng phân bón thí nghiệm : 8,3 tấn .