tailieunhanh - Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu các biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất giống lúa đặc sản tài nguyên đục cho tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu

Đề tài "Nghiên cứu các biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất giống lúa đặc sản Tài nguyên đục cho tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu" được thực hiện với mục tiêu nhằm nâng cao năng suất và chất lượng của giống lúa mùa đặc sản tài nguyên đục nhằm tăng hiệu quả sản xuất và góp phần gia tăng thu nhập cho người trồng lúa ở tỉnh Bạc Liêu và Sóc Trăng. | BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆN LÚA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ------------------------ BÁO CÁO TỔNG KẾT KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI THUỘC DỰ ÁN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VỐN VAY ADB Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT GIỐNG LÚA MÙA ĐẶC SẢN TÀI NGUYÊN ĐỤC CHO TỈNH SÓC TRĂNG VÀ BẠC LIÊU” Cơ quan chủ quản dự án: Bộ Nông nghiệp và PTNT Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Ngọc Thạch Thời gian thực hiện đề tài: 1/2009- 4/2012 CẦN THƠ, 6/2012 TÓM TẮT Tài nguyên đục là giống lúa mùa đặc sản địa phương có gạo ngon cơm và được nhiều người ưa chuộng. Việc sản xuất lúa Tài nguyên đục tại Sóc Trăng và Bạc Liêu, tuy có được cải tiến và thu được nhiều thành công, nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn về giống cũng như trong canh tác. Đề tài “Nghiên cứu các biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất giống lúa đặc sản Tài nguyên đục cho tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu” được triển khai trong giai đoạn 2009 -2011 nhằm tăng hiệu quả sản xuất và góp phần gia tăng thu nhập cho người trồng lúa ở tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu. Đề tài đã triển khai thực hiện 04 nội dung nguyên cứu và đã thu được các kết quả chủ yếu như sau: 1. Đã tiến hành điều tra phỏng vấn 200 nông dân trồng lúa Tài nguyên đục tại huyện Vĩnh Lợi (Bạc Liêu) và huyện Thạnh Trị (Sóc Trăng) về đặc tính giống, canh tác, tiêu thụ để làm cơ sở cho công tác phục tráng giống và xây dựng qui trình canh tác cho lúa Tài nguyên đục phục tráng. 2. Đã phục tráng được giống lúa Tài nguyên đục có hình thái đồng nhất như miêu tả của nông dân, có năng suất cao hơn giống chưa phục tráng 11,6%, hoàn toàn không lẫn gạo đỏ và có chất lượng gạo được cải thiện. 3. Đã tiến hành các thí nghiệm ngoài đồng, qua đó xây dựng được qui trình canh tác cho lúa Tài nguyên đục được phục tráng: - Làm mạ vào khoảng tháng 7-8; cấy lần 1 khi mạ 30-45 ngày tuổi với khoảng cách 25 x 25 cm; cấy lần 2 vào tháng 9-10 bằng cách nhổ, tách 4-5 phần lúa cấy lần 1 và cấy lại với khoảng cách 30 x

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.