Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Ebook Bí ẩn tuổi thơ: Phần 2 - NXB Tri thức
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Sau đây là nội dung phần 2 cuốn sách. Các tác phẩm của Maria Montessori đã trở thành kinh điển quen thuộc cho giới quan tâm đến việc giáo dục trẻ em trên thế giới; chúng không hề là rào cản đối với những ai muốn tìm hiểu và áp dụng đường lối giáo dục Montessori. Lối giáo dục này hiện nay đã được nghiệm chứng bởi các khám phá mới nhất do các nghiên cứu khoa học về phát triển não bộ, về thần kinh học, về tâm lí học và di truyền học v.v. | Phần II GIÁO DỤC MỚI Chương 1 VAI TRÒ CỦA NHÀ GIÁO Khám phá đứa trẻ đích thục Chúng ta phải đối diện với một thực tại đáng ngạc nhiên là trẻ em có một đời sống tinh thần với những biểu hiện tinh tế mà ta chưa nhận thức được, và nó có mô thức hoạt động mà người lớn có thể vô tình làm hỏng hay cản trở sự phát triển. Môi trường của người lớn không phải là một môi trường thích hợp cho sự sống của trẻ em. Đúng ra, nó là một tập hợp của những chướng ngại khiến trẻ phải kháng cự lại, những chướng ngại bóp méo các nỗ lực thích nghi của trẻ, hay khiến trẻ bị ảnh hưởng bởi sự ám thị của người lớn. Đấy là khía cạnh phô ra bên ngoài, đã được tâm lí học trẻ em chú trọng đến; chính từ đó mà các đặc tính của trẻ đã được diễn giải, và là cơ sở cho việc giáo dục trẻ. Vì vậy, tâm lí học trẻ em là cái phải được xem xét lại một cách triệt để. Như chúng ta đã thấy, đằng sau mọi phản ứng bất ngờ của một đứa trẻ là một bí ẩn cần được giải mã; mỗi hình thức quậy phá là biểu hiện bên ngoài có nguyên nhân sâu xa nào đó, không thể diễn giải được rằng đó là sự xung đột hời hợt mang tính tự vệ chống lại một môi trường không thích hợp, mà đó chính là sự biểu hiện của một đặc tính tất yếu cao đẹp hơn đang tìm cách tự bộc lộ. Nó tựa như một cơn bão ngăn cản không cho linh hồn của đứa trẻ ra khỏi nơi ẩn náu bí mật để tỏ mình với thế giới bên ngoài. Tất cả những việc này rõ ràng đã che khuất một tâm hồn bị giấu kín, trong các nỗ lực liên tiếp tự hiện thực hóa sự sống của nó, tất cả các cơn giận thất thường, sự chống cự và những hành vi chệch hướng không cho ta một khái niệm nào về sự hiện hữu của một nhân cách. Chúng chỉ đơn thuần là một tổng số các đặc tính. Nhưng đằng sau chúng phải có một nhân cách, nếu đứa trẻ, một phôi thai tinh thần, đang đi theo một mẫu mực có tính xây dựng trong sự phát triển tinh thần của nó. Có một con người bị giấu kín, một đứa trẻ bị ẩn giấu, một sinh vật sống bị chôn vùi cần phải được giải phóng. Đây là nhiệm vụ cấp bách đầu tiên của giáo dục: theo tinh thần này, .