Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tạo mô sẹo để tái sinh phôi soma của cây cà phê chè giống TN1

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài viết giới thiệu kết quả nghiên cứu được thực hiện trên giống cà phê chè TN1 với 4 nội dung, gồm: 1) Xác định phương pháp khử trùng mẫu lá; 2) Xác định ảnh hưởng chất kích thích sinh trưởng lên quá trình phát sinh mô sẹo từ mẫu lá; 3) Đánh giá khả năng nhân sinh khối mô sẹo trên môi trường lỏng lắc; 4) Xác định điều kiện nuôi cấy đến quá trình tái sinh phôi từ mô sẹo trên môi trường lỏng. | Khoa học Nông nghiệp Tạo mô sẹo để tái sinh phôi soma của cây cà phê chè giống TN1 Nguyễn Văn Thường*, Trần Thị Hoàng Anh, Nguyễn Văn Phương, Chu Thị Phương Loan, Nguyễn Viết Trụ, Võ Thị Thùy Dung Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam Ngày nhận bài 13/1/2017; ngày chuyển phản biện 16/1/2017; ngày nhận phản biện 23/2/2017; ngày chấp nhận đăng 27/2/2017 Tóm tắt: Tạo mô sẹo để tái sinh phôi là công đoạn đầu tiên trong sản xuất in vitro cây giống cà phê. Bài viết giới thiệu kết quả nghiên cứu được thực hiện trên giống cà phê chè TN1 với 4 nội dung, gồm: 1) Xác định phương pháp khử trùng mẫu lá; 2) Xác định ảnh hưởng chất kích thích sinh trưởng lên quá trình phát sinh mô sẹo từ mẫu lá; 3) Đánh giá khả năng nhân sinh khối mô sẹo trên môi trường lỏng lắc; 4) Xác định điều kiện nuôi cấy đến quá trình tái sinh phôi từ mô sẹo trên môi trường lỏng. Kết quả cho thấy, tỷ lệ mẫu vô trùng đạt cao nhất khi khử trùng bằng dung dịch calcium hypochlorite 10% trong thời gian 15 phút. Môi trường MS có bổ sung 2,4D 1 mg/l, Kin 2 mg/l cho số mẫu lá tạo mô sẹo nhiều nhất và mô sẹo có đặc trưng vàng chanh, cứng, có khả năng phát sinh phôi. Môi trường 1/2 MS bổ sung 2ip 0,5 mg/l giúp tăng sinh khối mô sẹo tốt nhất. Phôi tái sinh mạnh nhất trong môi trường 1/2 MS lỏng không chất kích thích sinh trưởng. Từ khoá: Cà phê chè, khử trùng, mô sẹo, phôi soma, tái sinh. Chỉ số phân loại: 4.6 Đặt vấn đề Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Giống cà phê chè TN1 là con lai thế hệ F1 (của cặp lai KH3-1 x Catimor) do Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên lai tạo và chọn lọc, có năng suất cao, chất lượng tốt. Giống TN1 đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là giống mới vào năm 2011 và cho phép đưa vào trồng thay thế các giống cà phê chè cũ năng suất thấp trong các chương trình tái canh cà phê. Tuy nhiên, chi phí sản xuất hạt giống lai rất cao và khó sản xuất với khối lượng lớn trong .