Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Cơ sở sinh thái học cho phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết cung cấp và phân tích các thông tin về tính chống chịu của hệ thống và các giải pháp để tăng cường tính chống chịu của các hệ thống bao gồm hệ thống vật lý, hệ sinh thái, hệ xã hội và hệ sinh thái xã hội, phục vụ cho phát triển bền vững, cho thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu, từ đó đưa ra tổng kết các hoạt động nghiên cứu triển khai ở Việt Nam. | CƠ SỞ SINH THÁI HỌC CHO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Trương Quang Học Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội Tóm tắt Cách tiếp cận hệ sinh thái/dựa trên hệ sinh thái (HST) (do Công ước Đa dạng sinh học đề xuất) là một chiến lược quản lý tổng hợp tài nguyên thiên nhiên (đất, nước và sinh vật). Gần đây, cách tiếp cận này đã được áp dụng rộng rãi trong phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu, khi đặt con người và thực tiễn sử dụng tài nguyên là trung tâm của các HST. Dựa trên sự phân tích cấu trúc và tính phức hợp (sự liên kết và tương tác giữa các hợp phần trong HST và giữa HST với các hệ chung quanh khác), bài báo đã cung cấp và phân tích các thông tin về tính chống chịu của hệ thống và các giải pháp để tăng cường tính chống chịu của các hệ thống bao gồm hệ thống vật lý, hệ sinh thái, hệ xã hội và hệ sinh thái-xã hội, phục vụ cho phát triển bền vững, cho thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Bài báo cũng tổng kết các hoạt động nghiên cứu-triển khai ở Việt Nam theo cách tiếp cận này và đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả áp dụng cách tiếp cận trong bối cảnh biến đổi toàn cầu hiện nay. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, thế giới đang đứng trước những cuộc khủng hoảng lớn về kinh tế, xã hội và môi trường, trong đó nghiêm trọng nhất là cuộc khủng hoảng khí hậu – biến đổi khí hậu (BĐKH). Trong bối cảnh đó, chiến lược phát triển bền vững (PTBV) của thế giới cũng như của các nước tập trung theo ba hướng: (i) xã hội cacbon thấp; (ii) xã hội tái tạo tài nguyên; và (iii) xã hội hài hòa với thiên nhiên (Sumi và nnk., 2011). Theo đó, trong rất nhiều các lĩnh vực của đời sống xã hội hiện nay đều theo xu hướng có tính từ xanh (Green) với hàm ý hợp sinh thái: phát triển xanh/tăng trưởng xanh/kinh tế xanh, năng lượng xanh, lối sống xanh, cơ quan xanh, xí nghiệp xanh, đô thị xanh/sinh thái. Theo Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP), kinh tế xanh là nền kinh tế nâng cao đời sống của con người và cải thiện .