tailieunhanh - Nghiên cứu thể lực của học sinh trường trung học cơ sở Hương Sơn, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

Nghiên cứu này được thực hiện với mục đích cung cấp các số liệu cần thiết về phát triển thể lực của học sinh trường Trung học cơ sở (THCS). Nghiên cứu thể lực của 407 học sinh từ 12 đến 15 tuổi của trường THCS Hương Sơn, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, kết quả cho thấy: Các chỉ số thể lực của học sinh tăng liên tục từ 12 đến 15 tuổi nhưng tốc độ tăng không đều giữa các độ tuổi và giới tính. | Hứa Nguyệt Mai và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 186(10): 35 - 40 NGHIÊN CỨU THỂ LỰC CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HƯƠNG SƠN, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN Hứa Nguyệt Mai*, Lương Thị Kiều Trang Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Nghiên cứu này được thực hiện với mục đích cung cấp các số liệu cần thiết về phát triển thể lực của học sinh trường Trung học cơ sở (THCS). Nghiên cứu thể lực của 407 học sinh từ 12 đến 15 tuổi của trường THCS Hương Sơn, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, kết quả cho thấy: Các chỉ số thể lực của học sinh tăng liên tục từ 12 đến 15 tuổi nhưng tốc độ tăng không đều giữa các độ tuổi và giới tính. Mức tăng chiều cao trung bình ở giai đoạn này là 5,72cm/năm đối với nam và 3,67cm/năm đối với nữ. Tốc độ tăng khối lượng trung bình 4,76kg/năm ở nam và 2,94kg/năm ở nữ. Chiều cao, cân nặng của học sinh tăng nhanh nhất ở giai đoạn 12-13 tuổi. Chỉ số BMI trung bình 0,48kg/năm ở nam và 0,44kg/năm ở nữ, các học sinh trong nghiên cứu thuộc nhóm thể trạng thiếu cân độ I và bình thường. Chỉ số pignet ở các độ tuổi từ 12 đến 15 tuổi đều đạt mức thể lực trung bình và khỏe. Từ khóa: Sinh học, chỉ số, hình thái, thể lực, học sinh ĐẶT VẤN ĐỀ * Hiện nay việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu thời đại là nhiệm vụ của ngành giáo dục nói riêng và toàn xã hội nói chung, trong đó trẻ em, thanh thiếu niên là những nguồn lực tương lai của đất nước đóng vai trò quyết định trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tuy nhiên, sự phát triển về hình thái sinh lý cơ thể người theo mỗi độ tuổi và giới tính là khác nhau. Trong cùng độ tuổi nhưng điều kiện sống khác nhau cũng ảnh hưởng đến các chỉ số sinh học và trí tuệ. Vì vậy, không nên sử dụng các chỉ số, kết quả điều tra cũ để xây dựng chiến lược giảng dạy hay sử dụng kết quả điều tra của vùng này cho vùng khác, độ tuổi này áp dụng cho tuổi khác nhất là với học sinh lứa tuổi trung học. Đây là lứa tuổi đánh dấu một mốc quan trọng, có những biến đổi mạnh mẽ về sinh lý gọi là .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN