Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Diễn ngôn về giới nữ trong văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Lựa chọn đề tài nghiên cứu Diễn ngôn về giới nữ trong văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa Việt Nam, luận án hướng tới những mục đích cơ bản sau: Làm sáng tỏ cơ chế kiến tạo diễn ngôn về giới nữ của văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phân tích tính đặc thù của diễn ngôn giới nữ trong văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa Việt Nam so với các bộ phận văn học khác. | Nghiên cứu diễn ngôn luôn gắn liền với việc tìm hiểu vấn đề chủ thể lời nói. Một trong những yếu tố gắn bó mật thiết với chủ thể lời nói chính là giọng điệu. Do đó, tìm hiểu diễn ngôn giới nữ trong văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa cũng cần thiết phải xem xét phương thức tổ chức giọng điệu của nó. Có thể hiểu, “giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân, sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm.” [77, tr.112]. Phân tích phương diện giọng điệu của diễn ngôn giới nữ trong văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa cần bám sát vào đặc tính thẩm mĩ của hình tượng nữ giới được miêu tả ở các tác phẩm cụ thể. Phẩm chất thẩm mĩ của nhân vật văn học sẽ khơi gợi thái độ và tình cảm thẩm mĩ tương ứng từ phía chủ thể lời nói. Dựa trên quan điểm này, có thể khái quát một số giọng điệu cơ bản nằm trong diễn ngôn giới nữ thuộc văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa như sau: