Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Hiệu quả điều trị của phác đồ nối tiếp có chứa Levofloxacin ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn Helicobacter pylori dương tính
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm khảo sát tỷ lệ tiệt trừ H. pylori của phác đồ nối tiếp chứa Levofloxacin (RA-RLT) 10 ngày ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn H. pylori dương tính và một số tác dụng phụ của phác đồ này; đánh giá hiệu quả của phác đồ này về mặt lâm sàng, nội soi và hoạt độ viêm trên mô bệnh học. | Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 3 - tháng 6/2017 HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA PHÁC ĐỒ NỐI TIẾP CÓ CHỨA LEVOFLOXACIN Ở BỆNH NHÂN VIÊM DẠ DÀY MẠN HELICOBACTER PYLORI DƯƠNG TÍNH Nguyễn Phan Hồng Ngọc, Trần Văn Huy Trường Đại học Y Dược – Đại học Huế Tóm tắt Đặt vấn đề: Sự gia tăng tình trạng kháng kháng sinh của H. pylori là nguyên nhân chính gây thất bại điều trị. Phác đồ nối tiếp chứa levofloxacin 10 ngày tỏ ra hiệu quả và an toàn trong tiệt trừ H. pylori ở vùng có tỷ lệ kháng clarithromycin cao. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả tiệt trừ H. pylori lần đầu của phác đồ nối tiếp chứa levofloxacin 10 ngày, tác dụng phụ, sự cải thiện về lâm sàng, nội soi và mô bệnh học. Bệnh nhân và phương pháp: 102 bệnh nhân nhiễm H. pylori được điều trị với phác đồ nối tiếp chứa levofloxacin (5 ngày đầu: rabeprazole 20mg 2 lần/ngày, amoxicillin 1g 2 lần/ngày, 5 ngày sau: rabeprazole 20mg 2 lần/ngày, levofloxacin 500mg 2 lần/ngày, và tinidazole 500mg 2 lần/ngày). Các bệnh nhân này được xác định nhiễm H. pylori bằng test urease và mô bệnh học có thâm nhiễm tế bào lympho ở mô đệm. Kết quả: Tỷ lệ tiệt trừ theo ý định điều trị (ITT) của phác đồ RA-RLT là 73,5%. Tỷ lệ tiệt trừ theo đề cương nghiên cứu (PP) là 81,5%. Có 33,7% bệnh nhân xuất hiện tác dụng phụ mức độ nhẹ đến vừa. Không có trường hợp nào ngưng điều trị do tác dụng phụ của thuốc. Sau tiệt trừ H. pylori 6 tháng, các triệu chứng lâm sàng và dấu hiệu phù nề trên nội soi cải thiện có ý nghĩa. Hoạt độ viêm và giai đoạn viêm cải thiện có ý nghĩa sau 6 tháng. Dị sản ruột và loạn sản thay đổi không có ý nghĩa sau 6 tháng. Kết luận: Phác đồ nối tiếp chứa levofloxacin RA-RLT 10 ngày có thể được xem là một lựa chọn hợp lý trong điều trị đầu tay tiệt trừ H. pylori ở miền Trung Việt Nam. Tiệt trừ H. pylori làm cải thiện về lâm sàng, hoạt độ viêm và giai đoạn viêm trên mô bệnh học. Từ khóa: H. pylori, viêm dạ dày mạn, levofloxacin Abstract EFFICACY OF 10 -DAY LEVOFLOXACIN CONTAINING SEQUENTIAL THERAPY IN PATIENTS WITH .