Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Mỹ Thuật Đồ Đồng ở Việt Nam
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mỹ Thuật Đồ Đồng ở Việt Nam là một nghề thủ công truyền thống đã có lịch sử hàng nghìn năm, nghệ thuật đúc đống ở Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển và đạt được đến độ đỉnh cao vào thế kỷ XIX, XX. | Mỹ Thuật Đồ Đồng ở Việt Nam Cập nhật: Thứ hai, 08/06/2015 08:25:03 Là một nghề thủ công truyền thống đã có lịch sử hàng nghìn năm, nghệ thuật đúc đống ở Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển và đạt được đến độ đỉnh cao vào thế kỷ XIX, XX. Nghệ thuật đúc đồng xuất hiện từ thời Phùng Nguyên, phát triển rực rỡ dưới thời đại Đông Sơn cách nay gần 3 nghìn năm, tiêu biểu cho thời kỳ này có trống đồng Ngọc Lũ. Từ thời Lý – Trần đến các thời Lê, Nguyễn, nghệ thuật đúc đồng ở Việt Nam càng phát triển mạnh mẽ tạo nên những dòng sản phẩm đồng đa dạng. Thửa sơ khai, nghệ thuật đúc đồng được hình thành chủ yếu từ nhu cầu sinh hoạt trong cuộc sống. Người dân đã tạo nên các sản phẩm để phục vụ sinh hoạt hàng ngày như nồi, bát, cốc, những dụng cụ săn bắn Sau đó dần dần phát triển thêm những sản phẩm trưng bày, trang sức. Sản phẩm đồ đồng thờ cúng cũng được phát triển từ tín ngưỡng thờ cúng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Nhu cầu thờ cùng cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển của các làng nghề thủ công trong đó đặc biệt là nghề đúc đồng. Những sản phẩm như bát nhang, lư hương, chân nến, tượng Phật được các làng đúc đồng và các nghệ nhân tạo ra để phục vụ tín ngưỡng thờ cùng thiêng liêng của người Việt với kiểu dáng vô cùng đa dạng. Trong cả những giai đoạn mà sản phẩm gia dụng đồ đồng không còn thịnh hành thì sản phẩm đồ đồng thờ cùng vẫn được ưa chuộng. Tuy mỗi làng nghề, mỗi gia đình có nghề đúc đồng truyền thống sẽ có một bi quyết riêng để tạo dấu ấn cho sản phẩm song kỹ thuật đúc đồng nhìn chung vẫn theo những bước cơ bản. Đầu tiên là tạo mẫu, người thợ sẽ dùng đất sét hay thạch cao dẻo để tạo thành mẫu đã định sẵn. Bước thứ hai là tạo khuôn, dùng đất phù sa trộn đất sét, tro trâu và bông vụn đắp ngoài vật mẫu. Thứ ba, nấu chảy nguyên liệu: dùng đồng vụn và các hợp kim với tỉ lệ phù hợp đun nóng chảy và trộn lẫn với nhau. Tiếp theo là rót khuôn, đây là khâu khó nhất và đòi hỏi trình độ của tay nghề cao của người thợ. Bước cuối cùng là hoàn thiện sản phẩm, sau .