tailieunhanh - MỸ THUẬT THỜI HÙNG VƯƠNG MỘ NAM VIỆT - VĂN ĐẾ CỦA VĂN MINH ĐÔNG SƠN

Trong thời gian nước ta bị xâm lược, khoảng giữa thế kỷ thứ hai, vua Ngô Tôn Quyền đã nghe nói lăng mộ Triệu Vũ đế Nam Việt có nhiều bảo vật quý giá chôn theo, nên quyết truy tìm. Tôn Quyền sai tướng Lã Du đem quân xuống Quảng Đông tìm kiếm, khai quật những nơi nghi là lăng mộ Võ đế. Sau nhiều thời gian tìm kiếm, chỉ tìm được mộ Minh Vương (Anh Tề) vua thứ ba và là chắt của Võ đế, lấy được nhiều báu vật, còn các mộ Võ đế, Văn đế không tìm. | MỸ THUẬT THỜI HÙNG VƯƠNG MỘ NAM VIỆT - VĂN ĐẾ CỦA VĂN MINH ĐÔNG SƠN Trong thời gian nước ta bị xâm lược khoảng giữa thế kỷ thứ hai vua Ngô Tôn Quyền đã nghe nói lăng mộ Triệu Vũ đế Nam Việt có nhiều bảo vật quý giá chôn theo nên quyết truy tìm. Tôn Quyền sai tướng Lã Du đem quân xuống Quảng Đông tìm kiếm khai quật những nơi nghi là lăng mộ Võ đế. Sau nhiều thời gian tìm kiếm chỉ tìm được mộ Minh Vương Anh Tề vua thứ ba và là chắt của Võ đế lấy được nhiều báu vật còn các mộ Võ đế Văn đế không tìm được đấy là một ẩn số trong hơn hai ngàn năm qua. Phát hiện lăng mộ Triệu Văn đế Nam Việt Cuối thế kỷ XX thành phố Quảng Châu khi xây dựng đã phải bạt đồi núi Tương Cương xây nhiều cao ốc từ những năm 1970. Những toà cao ốc và phố công viên đã vây quanh khu vực còn lại của núi Tương Cương cao khoảng 50m. Mười năm sau vào tháng 8 năm 1980 trong khi thi công một công trình xây dựng ở phía bắc núi Tương Cương một máy xúc to lớn khoét sâu 20m vào núi Tương Cuơng đã va vào một tảng đá lớn. Máy đào tiếp sang phía bên càng thấy lộ rõ những khối hộp đá lớn. Các nhà khảo cổ đã phát hiện đây là một ngôi mộ cổ được tạc vào trong lòng núi. Công việc khảo cổ được tiến hành vào cuối tháng 8. Thành phố Quảng Châu đã có quyết định phải duy trì được ngôi mộ cố giữ được nguyên trạng để duy trì một di tích và dự định sẽ xây một bảo tàng dựa theo Nguyễn Duy Chính . Việc tìm kiếm chủ nhân ngôi mộ này không mấy khó khăn sau khi phát hiện được chiếc ấn vàng núm hình rồng cuộn chữ S có khắc chữ Văn đế hành tỷ Long kim ấn . Việc tìm ra Long kim ấn đã giúp các nhà lịch sử biết được đây là lăng mộ của vị vua thứ hai nước Nam Việt. Tiếp theo còn tìm được ngọc ấn Triệu Muội mà trước đây trong lịch sử gọi là Triệu Hồ. Theo một số nhà nghiên cứu Triệu Muội là tên Việt ngữ. Từ điển Khang Hy chữ Muội có nhiều nghĩa có lẽ chữ Muội chỉ ngôi sao Hiên Viên Hậu Tinh trên dòng Ngân Hán là hợp lẽ nhất còn tên Hồ là tên Hán ngữ. Di vật lịch sử được phát hiện ở lăng mộ con Trọng Thuỷ - Theo sử ký Nam Việt liệt .