Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài thơ “Vội vàng” là một điệp khúc tình yêu say đắm, nồng nàn của một người đang yêu. Hãy tham khảo bài văn mẫu "Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu (Văn mẫu lớp 11)" dưới đây để thấy được tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ này khiến cho người đọc như hòa chung vào nhịp đập như thế nào. | Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai VĂN MẪU LỚP 11: VỘI VÀNG – XUÂN DIỆU PHÂN TÍCH TÂM TRẠNG NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG BÀI THƠ VỘI VÀNG CỦA XUÂN DIỆU BÀI MẪU SỐ 1: Khi nhắc đến “ông hoàng thơ tình” thì chắc chắn người đọc sẽ nghĩ ngay đến Xuân Diêu, một hồn thơ nồng nàn, say đắm, cuồng nhiệt trong tình yêu. Những vần thơ của ông chính là nỗi lòng của chính mình. Bài thơ “Vội vàng” là một điệp khúc tình yêu say đắm, nồng nàn của một người đang yêu. Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ này khiến cho người đọc như hòa chung vào nhịp đập đó. Bài thơ được cất lên với giọng điệu say đắm, nồng nàn và căng tràn sự sống của thiên nhiên. Qua con mắt của nhân vật trữ tình, cảnh sắc mùa xuân hiện lên thật tươi mới, trong lành: Của ong bướm này đây tuần tháng mật Này đây hoa của đồng nội xanh rì Này đây lá của cành tơ phơ phất Của yến anh này đây khúc tình si. Tiếng lòng của nhân vật trữ tình như đang reo vui cùng với cảnh sắc thiên nhiên rộn ràng, tưng bừng. Tháng Giêng luôn là tháng khiến tâm trạng con người vui tươi, tràn đầy nhiệt huyết, và đặc biệt trong tình yêu thì đây chính là thời điểm đượm nồng, đắm say nhất. Nhân vật trữ tình đã gọi tháng giêng là “tháng mật” gợi lên sự ngọt ngào và nồng nàn. Với điệp từ “này đây” như đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Sự xinh đẹp của thiên nhiên dường như khiến cho nhân vật trữ tình xôn xao đến khó tả. Những hình ảnh đẹp “đồng nội xanh rì” và “cành tơ phơ phất” khiến cho khúc hát mùa xuân như dậy sóng ở trong lòng. Giọng điệu ở 4 câu thơ cất lên như tiếng reo vui rộn ràng và tươi mới của tâm hồn một người đang yêu đứng giữa trời đất bao la, rộng lớn. Và cảm xúc tinh khôi, mới mẻ đó đã dồn nét, cất lên thành lòng ham muốn: Tôi sung sướng nhưng vàng một nửa Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân Niềm sung sướng, hân hoan của mùa xuân, của tình yêu đã khiến cho nhân vật trữ tình hân hoan. Nhưng dường như chợt nhận ra điều gì đó mà nhân vật đã bỗng dưng chững lại vì từ “nhưng” khiến cho giọng thơ trở nên lắng lại. Bỗng .