tailieunhanh - Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt

Mời các bạn tham khảo tài liệu Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt để thấy được hình ảnh người mẹ nghèo nhưng vẫn ánh lên tình yêu thương đáng ngưỡng mộ, luôn khao khát con mình được hạnh phúc ngay cả trong hoàn cảnh tối tăm nhất. |   trích xuất nội dung chi tiết của một phần tài liệu Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt để thấy sự xây dựng thành công của nhà văn Kim Lân về nhân vật bà cụ Tứ - một hình tượng nhân vật gây ấn tượng mạnh với người đọc:BÀI MẪU SỐ 1:Truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân lấy bối cảnh là nạn đói khủng khiếp năm 1945 để diễn tả được cái đói có sức nặng như thế nào, nhưng ngụ ý của tác giả chính là việc dựa trên nạn đói để lột tả tính cách “trong như ngọc sáng ngời” của những con người, những mảnh đời lầm thân. Nhân vật bà cụ Tứ là một hình tượng điển hình cho người đàn bà nghèo khổ đến cùng cực nhưng có tình yêu thương con đến vô bờ bến. Hẳn rằng người đọc sẽ không bao giờ quên những lời mà Kim Lân đã dành cho Lân rất khôn khéo khi lựa chọn thời điểm thích hợp để bà cụ Tứ xuất hiện, tại sao không phải là đầu câu chuyện mà lại ở giữa câu chuyện. Tác giả muốn gợi lên cái nghèo đói đến thê lương của xóm ngụ cư này, lấy nó làm nền, làm đòn bẩy để đi sâu vào phân tích diễn biến tâm lý, nội tâm của người đàn bà Tứ xuất hiện từ khi Tràng đưa vợ về nhà, và diễn biến tâm lý của bà cụ thay đổi liên tục từ khi có một người đàn bà khác xuất hiện trong ngôi nhà của mình. Như những bà mẹ Việt Nam nghèo khổ khác trong thời kỳ cách mạng tháng tám, bà cụ Tứ hiện lên là một người mẹ nghèo, bị cái đói làm cho cùng cực, suy nghĩ quá nhiều. Bà cụ Tứ xuất hiện thật rõ nét qua lời kể tác giả “Từ ngoài rặng tre, bà lọng khọng đi vào. Tính bà vẫn thế, vừa đi vừa lẩm bẩm tính toán gì trong miệng. Nhưng hôm nay khác, thấy mẹ, Tràng reo lên như một đứa trẻ và gọi ới vào trong nhà: U đã về đấy! Anh con trai lật đật chạy ra đón mẹ từ ngoài cổng và trách sao bà về muộn”. Một bà cụ dáng dấp đã không còn nhanh nhẹn, tháo vát nữa mà phải “lọng khọng” đi vào nhà gợi nên một thảm cảnh thê lương đến não biệt sự thay đổi bất ngờ khi bà nhìn thấy người đàn bà lạ ngồi ngay .